Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Cá Trên Hồ

Mùa Cá Trên Hồ
Publish date: Monday. July 14th, 2014

Mùa mưa, hồ Trị An xuất hiện nhiều cá cơm, cá lìm kìm và cá linh. Tại Bến Cá (KP.1, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) luôn có thương lái chờ sẵn để cá đánh bắt về là vận chuyển ngay về các chợ trong và ngoài tỉnh.

Cá cơm tại Bến Cá, thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu) đánh bắt về được thương lái mua hết.

Bến Cá có khoảng 20 hộ làm nghề đánh bắt cá nước ngọt trên lòng hồ Trị An. Các thuyền đánh bắt cá chia thành 2 tốp, tốp đi từ chiều đến 2-3 giờ sáng hôm sau cập bến để giao cá cho thương lái kịp buổi chợ sớm. Còn tốp đi vào khoảng 1-2 giờ sáng và về bến lúc 9-10 giờ sáng để có cá bán buổi chiều.

* Cá nước ngọt hút hàng

Khoảng 9 giờ sáng một ngày cuối tháng 6-2014, chúng tôi có mặt nơi Bến Cá lúc khoảng 5-6 chiếc thuyền đang cập bến. Thuyền vừa cập bến, các thương lái vội vã xuống thuyền, cùng chủ thuyền đưa cá lên bờ cân và nhanh chóng đóng thùng chở về các chợ. Mùa này, loại cá có nhiều nhất là cá cơm, tiếp đến là cá lìm kìm và cá linh.

Bà Nguyễn Thị Tỏ (khu 1, thị trấn Vĩnh An), cho biết: “Tôi đã lớn tuổi, sức khỏe kém nên chỉ chèo thuyền đánh bắt cá linh trên hồ Trị An. Đầu mùa mưa cá xuất hiện nhiều, nên mỗi đêm tôi đánh được chừng hơn 10 kg cá linh, gấp 3-4 lần ngày thường”.

Theo lời bà Tỏ, ngày nào trời không có mưa to, gió lớn là 2 giờ sáng bà giong thuyền rời bến ra hồ thả lưới bắt cá, đến 9-10 giờ sáng về bán cá và nghỉ ngơi. Mùa này cá nhiều, mỗi đêm bà Tỏ kiếm được hơn 200 ngàn đồng. Do đó, đêm nào bà cũng khấn trời nửa đêm về sáng đừng có mưa dông để bà tranh thủ đánh bắt cá kiếm thêm thu nhập.

Anh Trần Văn Thảo (KP.1, thị trấn Vĩnh An), kể: “Trước đây chưa vào mùa mưa, tôi chỉ đánh được khoảng 10-15kg cá cơm/đêm.

Còn vào dịp này, có đêm tôi đánh được 80-100 kg cá cơm, trừ chi phí lời 500-600 ngàn đồng/đêm”. Cá cơm hiện được người tiêu dùng ở TP.Biên Hòa và TP.Hồ Chí Minh khá ưa chuộng nên cá đánh về bến bao nhiêu đều được thương lái mua hết.

* Sản vật của hồ

Theo các ngư dân đánh bắt cá trên hồ Trị An, cá cơm, cá lìm kìm, cá linh thường có theo mùa. Thời điểm cá xuất hiện nhiều là vào đầu mùa mưa khi nước trên hồ chưa dâng cao và chỉ kéo dài khoảng 3-4 đợt trong nửa đầu mùa mưa. Vì vậy, những ngư dân đánh bắt cá trên hồ đều tranh thủ dịp cá nhiều, kéo dài thời gian đánh bắt để tăng thêm nguồn thu bù vào những ngày dông, mưa lũ về nhiều không thể đánh bắt.

Anh Nguyễn Thanh Bình (KP.1, thị trấn Vĩnh An), chia sẻ: “Tôi thường đi đánh bắt cá từ chiều và 2-3 giờ sáng hôm sau về bến.

Cá bán thời điểm này thường có giá cao hơn ban ngày từ 2-4 ngàn đồng/kg. Đây là mùa làm ăn nên cũng có đêm tôi bắt được hơn 100kg vừa cá cơm lẫn cá lìm kìm. Năm nay, cá cơm, cá lìm kìm nhiều hơn mọi năm nên bà con ngư dân ai cũng phấn khởi”.

Cá cơm các ngư dân bán tại bến cho thương lái vào lúc sáng sớm khoảng 14-15 ngàn đồng/kg, cá lìm kìm, cá linh khoảng 20 ngàn đồng/kg. Lúc trưa muộn, cá cơm chỉ bán được 10 ngàn đồng/kg và cá lìm kìm, cá linh 15-18 ngàn đồng/kg.

Vì thế, những người có sức khỏe thường chọn đi đánh bắt cá từ buổi chiều để gần sáng có cá bán giá sẽ cao hơn. Các loại cá nước ngọt này chế biến khá đơn giản, có thể đem chiên giòn hay kho với tiêu hoặc nấu với trái cà bát thành món ăn dân dã khá ngon miệng.

Bà Nguyễn Thị Thuận, chủ vựa cá tại Bến Cá kể: “Khoảng 2 năm lại đây, loại cá nước ngọt này được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh lựa chọn, nên cá đánh bắt về đều được thương lái từ các nơi đến mua hết. Tôi là người ứng tiền và mua cá cho nhiều bà con ngư dân ở đây rồi bỏ lại cho các mối ở Biên Hòa và TP.Hồ Chí Minh, mỗi kg cá tôi chỉ lấy lời khoảng 1- 2 ngàn đồng”. Thế nhưng, cá cơm đưa về các chợ ở TP.Biên Hòa lại có giá từ 35-40 ngàn đồng/kg, cá lìm kìm, cá linh khoảng 80-90 ngàn đồng/kg.


Related news

Xuất hiện nhiều loại bệnh trên cây mì Xuất hiện nhiều loại bệnh trên cây mì

Với diện tích hơn 12.000 ha, mì là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa (Gia Lai) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, một vài năm gần đây, trên cây mì liên tiếp xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng năng suất.

Friday. July 31st, 2015
Trồng nấm bào ngư, linh chi từ mạt cưa Trồng nấm bào ngư, linh chi từ mạt cưa

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) vừa chuyển giao kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho nông dân với nguyên liệu chính sản xuất phôi nấm từ mạt cưa. Mô hình đã tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân, bởi ít tốn công và chi phí đầu tư.

Friday. July 31st, 2015
Thừa khoai lang xuất khẩu Thừa khoai lang xuất khẩu

Thời gian gần đây giá khoai lang xuất khẩu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… liên tục giảm khiến hàng loạt hộ bị lỗ.

Friday. July 31st, 2015
Cây đậu tương trên đất Hồng Minh (Thái Bình) Cây đậu tương trên đất Hồng Minh (Thái Bình)

Những năm qua, nhờ phát triển diện tích cây màu mà đời sống của người dân xã Hồng Minh (Hưng Hà - Thái Bình) được nâng lên rõ rệt. Trong đó, phải kể đến những giá trị và hiệu quả mà cây đậu tương mang lại cho vùng đất này.

Friday. July 31st, 2015
Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía

Vừa bước vào niên vụ mía 2015 - 2016, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có 150ha mía bị bệnh trắng lá. Người trồng mía đang lo ngại nếu trời mưa xuống khả năng bệnh trắng lá mía sẽ bùng phát trở lại.

Friday. July 31st, 2015