Mùa Cà Phê Và Hồ Tiêu Kém Vui !

Giá cà phê và tiêu ở nhiều địa bàn như Lâm Đồng, Đăk Lăk Bình Phước… đang có chiều hướng giảm. Đi liền đó là hiện tượng không ít diện tích tiêu đang bị bệnh, năng suất giảm đáng kể khiến nông dân vô cùng sốt ruột.
Giá cà phê giảm
Chỉ vào đống cà phê to đùng trong góc nhà, ông Trần Văn Dũng ở thôn 4 xã Lộc Nam, Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết, vụ cà phê năm nay, 2 ha nhà ông thu được gần 8 tấn. Tuy nhiên, do thời điểm hiện nay giá cà phê đang xuống nên gia đình đang phải “ém” lại để chờ giá tăng mới. Làm cả năm trời, tốn bao công sức nay giá giảm bán hết thì uổng quá. Lỡ mai mốt giá còn thấp hơn thì sao?, tôi hỏi. Ông Dũng phá lên cười sảng khoái: "Ngày nào tui cũng coi thời sự về giá nông sản nên biết sắp tới giá cà phê sẽ tăng, mình ém lại mai mốt cũng kiếm thêm được đồng nào hay đồng nấy…".
Theo ông Dũng, trước đây chừng nửa tháng, thương lái vào tận nơi mua với giá 43-45 ngàn/kg thì nay chỉ còn khoảng 36-37 ngàn/kg. Tuy giá cà phê giảm không nhiều nhưng với sản lượng lớn sẽ là số tiền không nhỏ đối với người dân. Chính vì thế đây là lý do khiến cho không ít người trồng cà phê có điều kiện kinh tế quyết định “găm hàng” chờ giá.
Tương tự, ông Võ Văn Mười ngụ thôn 6 xã Lộc Thành cho biết, nhà ông có hơn 6 ha cà phê, năm nay thu được gần 18 tấn. Gia đình ông đã bán được 15 tấn với giá 40 ngàn/kg, còn gần 3 tấn do chưa có nhu cầu về tiền lại nghe nói giá cà phê có thể tăng mạnh trong thời gian tới nên gia đình quyết định giữ lại chờ giá lên cao sẽ bán. Theo tìm hiểu của PV, mặc dù hiện nay giá cà phê giảm nhẹ, nhưng so với nhiều năm qua thì năm nay cà phê được giá nên người trồng cà phê rất vui và tái đầu tư rất mạnh cho vườn cây.
Tiêu giảm giá khá mạnh
Giá tiêu trên địa bàn Tây Nguyên đang có chiều hướng giảm khá mạnh từ đầu vụ tới nay và chưa có dấu hiệu khôi phục. Hồi đầu vụ, giá tiêu có thời điểm lên tới gần 150 ngàn/kg thì nay thương lái chỉ mua với giá khoảng 114 ngàn/kg. Nếu so với hai tuần trước thì giá tiêu đã giảm tới 10 ngàn đồng/kg. Chính vì giá tiêu đang hạ khá mạnh khiến nhiều bà con cũng đang ém hàng lại để chờ giá tăng mới bán.
Ngược lên huyện Đăk Song (Đăk Nông), trao đổi với chúng tôi, nông dân Nguyễn Văn Quyết ở thôn 2, xã Nam Njang huyện Đăk Song (Đăk Nông) cho biết: Nhà có vườn tiêu gần 2 ha và hiện đã thu hoạch được khoảng 85%. Do giá tiêu đang xuống khá mạnh nên gia đình giữ lại chưa muốn bán, dù thời điểm hiện nay giá tiêu cao hơn năm ngoái. Tuy nhiên, theo anh Quyết thì hiện nay người trồng tiêu đang lo sốt vó vì nhiều vườn tiêu đã 7-8 năm đang bị bệnh khá nặng. Không ít vườn tiêu ở khu vực này bị bệnh đến 30%, nhiều vườn tiêu bị chết hàng loạt.
Ở Bình Phước cũng vậy. Toàn tỉnh có khoảng 9.600 ha tiêu thì riêng huyện Lộc Ninh đã có gần 3.650 ha. Theo thống kê 2011, sản lượng tiêu của huyện đạt 10.550 tấn chiếm 38% về diện tích và 40% về sản lượng của toàn tỉnh. Cây tiêu đã giúp cho hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo. Tuy nhiên, hiện người dân đang phải đối mặt với dịch bệnh tiêu chết và giá bán giảm gần 30 ngàn/kg so với đầu vụ. Quả là một vụ tiêu kém vui!
Related news

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.