Home / Cây lương thực / Trồng lúa

MTL372 - Lúa Thơm Cưc Ngắn Ngày Và Chịu Bệnh

MTL372 - Lúa Thơm Cưc Ngắn Ngày Và Chịu Bệnh
Publish date: Monday. October 28th, 2013

Trong chiến lược chọn lọc và phát triển các giống lúa cực ngắn ngày có chất lượng cao, đặc tính gạo thơm dẻo của giống là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà khoa học, luôn đi kèm song song với chọn lọc năng suất và tính kháng sâu bệnh. Gạo phẩm chất ngon hiện nay là tiêu chí hàng đầu phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế.

Tẻ thơm là giống lúa có nguồn gốc từ Campuchia, có thời gian sinh trưởng 75 ngày, được sử dụng để lai tạo. Đây là giống lúa thấp cây, có gốc bẹ màu tím đậm, gạo rất thơm khi nấu, nhưng năng suất không cao khi trồng đại trà ở ĐBSCL. Từ tổ hợp lai MTL142 và Tẻ thơm, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL đã cải tiến năng suất giống Tẻ thơm và lai tạo thành công giống lúa MTL372 với tên gốc là L264-1-4-5-2-2. Tổ hợp lai L264 được chọn lọc các thế hệ phân ly tại Đại học Cần Thơ, sau đó gửi đi trắc nghiệm năng suất ở tất cả các tỉnh ĐBSCL từ năm 2004 đến năm 2006.


Với thời gian sinh trưởng trung bình 85 ngày, giống lúa MTL372 luôn cho năng suất cao và thích nghi trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt được ưa chuộng ở hai tỉnh chuyên trồng lúa đặc sản là An Giang và Sóc Trăng. Chiều cao cây giống lúa MTL372 ở mức độ trung bình 85-90 cm rất thích nghi cho các vùng trồng lúa, mức độ nhảy chồi mạnh, không đổ ngã.

Giống lúa MTL372 luôn cho năng suất ổn định qua nhiều mùa vụ, đặc biệt thích hợp trong vụ đông xuân nhờ luôn cho số bông trên đơn vị diện tích cao. Màu lá của giống lúa này xanh nhạt, thân cứng chắc và khỏe giúp cây lúa không đổ ngã, bảo toàn năng suất cuối cùng và giảm thất thoát khi thu hoạch. Đây là loại hình giống mới đáp ứng tốt cho việc cơ giới hóa thu hoạch ở một số vùng chuyên sản xuất lúa như hiện nay.


Thừa hưởng đặc tính ngon cơm từ giống lúa Tẻ thơm, phẩm chất gạo của giống MTL372 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với hạt gạo thon dài 7 mm, gạo trong, độ bóng tốt. Khi nấu, cơm mềm, hàm lượng amylose được xác định từ 18-19%, rất phù hợp thị hiếu người tiêu dùng(Bảng 1). Đặc biệt, hàm lượng dinh dưỡng (protein) của giống lúa này rất cao, đạt trung bình 11%. Xay xát đạt tỷ lệ gạo nguyên cao và rất được thương lái ưa chuộng.

Bảng 1: Đặc tính giống lúa MTL372 so với cha mẹ
Đặc tính giống MTL372 MTL142 (mẹ) Tẻ thơm (cha)Nguồn gốc Viện PTĐB -ĐHCT Viện PTĐB -ĐHCT Campuchia
Thời gian sinh trưởng 90 ngày 95 ngày 75 ngày

Mùa vụ thích hợp đông xuân, hè thu đông xuân, hè thu đông xuân
Chiều cao cây 88-90 cm 86-88 cm 70 cmSố bông/m2 334 bông 332 bông 262 bông
Năng suất 7 tấn/ha 7 tấn/ha 5 tấn/haTrọng lượng 1.000 hạt 25 gam   


Phẩm chất Gạo dài 7 mm, gạo trong, mềm cơm Gạo dài 7,1 mm, ít bạc bụng, cứng cơm Dạo dài 6,5 mm, cơm mềm Tính đổ ngã Kháng đổ ngã Kháng đổ ngã Hơi bị đổ ngã
Tính kháng sâu bệnh Kháng cháy lá, kháng rầy nâu Kháng cháy lá, kháng rầy nâu Hơi nhiễm rầy nâu, cháy láThích nghi đất Thích nghi phù sa, phèn mặn Thích nghi phù sa, phèn mặn Không thích nghi


Giống MTL372 là một giống chống chịu bệnh rất ổn định qua các mùa vụ. Trước tình hình các giống lúa phổ biến hiện nay đều nhiễm bệnh đạo ôn hoặc có tính chống chịu bệnh không ổn định thì giống lúa MTL372 là một lựa chọn hiệu quả nhất để thay thế cho những giống lúa cũ đã nhiễm bệnh. MTL372 rất dễ trồng, thích nghi ở tất cả các vùng đất ở ĐBSCL. Trồng MTL372 để sản xuất nguồn nông sản chất lượng cao, gạo thơm ngon, người nông dân sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao.


Related news

Nhện Gié, Mối Lo Nghề Trồng Lúa VN Nhện Gié, Mối Lo Nghề Trồng Lúa VN

Ở Việt Nam, nhện gié được ghi nhận gây hại trên lúa ở Thừa Thiên - Huế (Ngô Đình Hòa, 1992), ở vùng Hà Nội (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Trong vòng 5 năm trở lại đây có sự gia tăng rõ rệt mức độ gây hại ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc (Nguyễn Văn Đĩnh và Vương Tiến Hùng, 2007). Đây là loài thường gặp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Thursday. August 22nd, 2013
Cách Phòng Trừ Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Hiệu Quả Cách Phòng Trừ Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Hiệu Quả

Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL) do vi-rút gây bệnh lúa cỏ có tên RGSV (Rice Grassy Stunt Virus) và vi-rút RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra. Trong đó, rầy nâu là môi giới truyền bệnh cho lúa. Chính vì vậy, diệt rầy nâu là cách phòng trừ tốt nhất bệnh VL-LXL hiện nay.

Saturday. August 24th, 2013
Thời Vụ Và Nhóm Giống Lúa Theo Vùng Sinh Thái Thời Vụ Và Nhóm Giống Lúa Theo Vùng Sinh Thái

Có thể sử dụng các giống lúa khác nhau để gieo thẳng. Trong thực tế, thường gieo thẳng các giống lúa ngắn ngày, thấp cây, khả năng chống đổ tốt.

Thursday. August 29th, 2013
Nhện Gié Hại Cây Lúa Nhện Gié Hại Cây Lúa

Nhện hại lúa có kích thước rất nhỏ. Quan sát kỹ sẽ thấy nhện tạo một lớp mạng bằng tơ rất mỏng. Nhện chích hút nhựa ở bẹ lá, cuống bông, cuống gié và vỏ bông lúa trước khi trỗ. Trên bẹ lá tạo thành những sọc thối đen kéo dài, làm bẹ lá có màu thâm nâu như bã trầu.

Friday. August 30th, 2013
Quy Trình Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp (ICM) Trên Hệ Canh Tác Có Lúa Quy Trình Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp (ICM) Trên Hệ Canh Tác Có Lúa

Các giống có thời gian sinh trưởng (TGST) như Q5 hoặc tương đương (118-125 ngày) thời vụ gieo thích hợp từ 5 đến trước 15/2. Vụ Mùa gieo bằng giàn công cụ từ 20-25/6 là phù hợp.

Friday. August 30th, 2013