Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Để Có Hạt Thóc Giống Mẩy

Để Có Hạt Thóc Giống Mẩy
Publish date: Thursday. August 8th, 2013

Vụ xuân muộn gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu là các giống lúa thuần, tuy năng suất các giống lúa thuần không cao bằng giống lúa lai nhưng có ưu điểm là năng suất, chất lượng ổn định, thích nghi rộng với nhiều loại đất khác nhau, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, dịch bệnh cao, thích hợp với trình độ thâm canh trung bình đến khá, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của đa số hộ nông dân. 

Chọn hạt giống lúa mẩy chắc chỉ áp dụng đối với các giống lúa thuần, rêng hạt giống lúa lai hai, ba dòng được sản xuất bằng công nghệ khác, nhiều hạt giống nội nhũ chưa hoàn chỉnh, mục đích sản xuất giống chủ yếu là phát huy ưu thế lai ở thế hệ sau nên không áp dụng biện pháp kỹ thuật này.

Hạt giống thóc mẩy có đủ lượng dinh dưỡng chứa trong nội nhũ nuôi cây mạ từ lúc nảy mầm đến 3 lá thật. Hạt giống mẩy do có đủ dinh dưỡng nên có tác dụng làm tăng sức nảy mầm (hạt nảy mầm sớm hơn, khoẻ hơn) và tăng tỷ lệ nảy mầm (hạt nảy mầm nhiều hơn) nên dược mạ đảm bảo độ đồng đều cao, dảnh mạ to khỏe, chất lượng mạ cũng tốt hơn.

Để chọn được hạt giống mẩy người ta áp dụng phương pháp tỷ trọng để loại trừ hạt lửng, hạt lép, hạt cỏ các loại, cách làm như sau: Lấy bùn ao pha loãng với nước cho vào thùng nhựa, chum vại có dung tích khoảng 10-20lít. Dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch bùn làm dụng cụ đo tỷ trọng, với loại thóc tẻ khi nào thấy quả trứng nổi nằm ngang lập lờ trên mặt nước, phần nổi bằng khoảng đồng xu kim loại 5.000đ là vừa, (nếu trứng chìm cần cho thêm bùn, ngược lại trứng nổi nhiều cần cho thêm nước), ta đổ thóc giống vào, các hạt chắc mẩy chìm xuống đáy giữ lại. Hạt lửng, hạt lép nổi lên trên mặt nước, vớt bỏ. Tiếp tục thử tỷ trọng nước sau khi vớt hạt giống bằng quả trứng, và cho tiếp thóc giống vào cho đến khi hết lượng giống cần gieo.

Thóc nếp thường có tỷ trọng nhỏ hơn thóc tẻ, dụng cụ do tỷ trọng bằng quả trứng chỉ cần nổi lập lờ nhỏ hơn đồng 5.000đ là được

Có thể dùng 2,3kg muối ăn hoà tan với 10 lít nước rồi cũng dùng quả trứng làm phao thử giống nước bùn loãng, các bước tiến hành làm tương tự như trên. Chú ý hạt thóc lửng ngâm nước muối nếu cho gia cầm ăn cần phải rửa kỹ cho sạch nước muối trước khi sử dụng.


Related news

Lúa mùa trỗ bông tập trung từ ngày 5 – 15/9 Lúa mùa trỗ bông tập trung từ ngày 5 – 15/9

Đến nay, lúa mùa toàn tỉnh sinh trưởng và phát triển khá tốt, trà lúa mùa sớm đang ở giai đoạn đòng già, chuẩn bị trỗ bông; lúa mùa đại trà đang ở giai đoạn

Wednesday. September 25th, 2019
Giải pháp tối ưu phòng trừ bệnh cháy bìa lá Giải pháp tối ưu phòng trừ bệnh cháy bìa lá

Bệnh cháy bìa lá hay còn gọi là bệnh bạc lá lúa là một trong những loại bệnh do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây lúa

Wednesday. September 25th, 2019
Phòng trừ rầy nâu hại lúa Phòng trừ rầy nâu hại lúa

Theo các nhà khoa học, trong các loại dịch hại trên cây lúa, rầy nâu là mối đe dọa nghiêm trọng hơn cả.

Friday. September 27th, 2019
Bón phân đón đòng cho lúa trong điều kiện thời tiết bất lợi Bón phân đón đòng cho lúa trong điều kiện thời tiết bất lợi

Có 3 tiêu chí để đưa đến quyết định thời điểm bón phân đón đòng cho cây lúa. Một là căn cứ vào số ngày sau sạ tùy giống, hai là căn cứ vào trạng thái đòng

Monday. October 7th, 2019
Bảo vệ bộ rễ lúa để giữ năng suất Bảo vệ bộ rễ lúa để giữ năng suất

Bộ rễ cây lúa có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất. Vì thế bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt được.

Thursday. October 10th, 2019