Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Vào Vụ Thu Hoạch Quýt
Publish date: Saturday. November 2nd, 2013

Huyện Bạch Thông là địa phương có diện tích trồng cây cam, quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Thời điểm này quýt bắt đầu chín, nông dân các xã trong huyện đang tập trung thu hái và xuất bán cho các tư thương.

Hiện nay diện tích trồng cây cam, quýt của huyện Bạch Thông là 1.020ha, trong đó diện tích cam, quýt hiện có của 3 xã nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh là 1.003ha, diện tích của các xã khác là 17ha. Diện tích cho thu hoạch là 565ha tập trung chủ yếu tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch là Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong, ngoài ra một số xã phía bắc của huyện là Sĩ Bình, Vũ Muộn, Vi Hương, Phương Linh đã có một số diện tích cho thu hoạch nhiều năm nay. Vài năm trở lại đây được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, người trồng quýt đã được tiếp cận với phương pháp ghép mắt, ghép cành thay thế cho phương pháp triết cành truyền thống.

Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng gốc bưởi để ghép nên có bộ rễ khỏe, có thể sống trên diện tích đất cằn cỗi, thời gian cho thu hoạch sớm 4 năm, thời gian bói quả và thu hoạch được lâu khoảng 10 năm, chất lượng quả tốt hơn, năng suất cao. Nhiều năm nay cây cam, quýt đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp cho hàng nghìn nông hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Được biết, năm 2012 sản lượng cam, quýt của toàn huyện đạt trên 6.000 tấn, có nông hộ thu được 100 tấn quýt, đem lại thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Những ngày này quýt bắt đầu chín, bà con nông dân đang tập trung thu hái để xuất bán. Dọc đường 257 trải dài từ xã Quang Thuận đến xã Dương Phong là cảnh tấp nập thu mua quýt của các thương lái. Quang Thuận là vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây cam, quýt vì vậy quýt sai quả và có chất lượng thơm ngon, nhờ cây trồng này mà nhiều nông hộ đã có thu nhập ổn định. Có mặt tại thôn Bóoc Khún chúng tôi đã được chứng kiến cảnh mua bán quýt thật nhộn nhịp, từng đoàn người chở quýt từ các vườn, đồi ra chỗ tập kết, tại đây có hai chiếc ô tô của các tư thương đã đậu sẵn để đóng thùng quýt và vận chuyển đi thị trường các tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên. Nhiều nông hộ vui mừng phấn khởi vì quýt năm nay được giá, thời điểm đầu vụ giá quýt là 18.000 đồng/kg, có hộ vì thiếu nhân lực nên đã bán cả vườn cho tư thương, số khác thì thu hái rồi vận chuyển đi bán tại các chợ trong tỉnh. Theo một số người dân cho biết năm nay do sâu bệnh nên sản lượng quýt sụt giảm hơn so với năm ngoái, tuy nhiên quýt lại được giá.

Theo chân một tư thương, chúng tôi đã đến đồi quýt của gia đình ông Lộc Văn Ninh, thôn Nà Thoi, đây là một trong những hộ phát triển cây cam, quýt tương đối mạnh ở xã. Hiện nay nhà ông Ninh có 2ha với trên 1.000 gốc cây cam, quýt. Vụ quýt năm ngoái gia đình thu hoạch được 30 tấn quả, thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ông Ninh cho biết, năm nay do ảnh hưởng của sâu bệnh nhiều nên sản lượng quýt giảm đáng kể, đối với gia đình ông thì sản lượng giảm khoảng 10 tấn so với năm ngoái, mặc dù vậy giá bán đầu vụ lại cao. Hiện tại gia đình ông mới bắt đầu thu hoạch quýt, những quả quýt to, mẫu mã đẹp có giá bán từ 18.000- 20.000 đồng/kg.

Hằng ngày bà con nông dân trong xã lại có mặt tại đồi quýt từ sớm để thu hoạch, rồi vận chuyển bán cho các tư thương, hay đem đi chợ bán. Tại các xã Đôn Phong, Dương Phong, Tũ Trĩ, Sĩ Bình bà con cũng đang tranh thủ thu hái quýt đem bán, trên khắp các ngả đường đâu đâu cũng thấy người chở quýt đi ra.

Xác định đây là cây trồng thế mạnh của địa phương, nên những năm qua huyện Bạch Thông đã ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực để thâm canh, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng cam, quýt, trong đó huyện tập trung hỗ trợ giống, phân bón, khoa học kỹ thuật cho các nông hộ. Năm 2013 toàn huyện trồng mới được 124ha, đạt 124% kế hoạch, tập trung chủ yếu tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch là Quang Thuận, Dương Phong, Đôn Phong. Dự kiến năm 2014 huyện Bạch Thông sẽ hỗ trợ mở rộng 40ha trồng cây cam, quýt tại các xã phía bắc từ nguồn ngân sách của huyện, nhằm mở rộng diện tích, đưa cây cam, quýt trở thành cây trồng chủ lực, phát triển theo hướng hàng hóa đem lại thu nhập cao cho nông dân.Huyện Bạch Thông là địa phương có diện tích trồng cây cam, quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Thời điểm này quýt bắt đầu chín, nông dân các xã trong huyện đang tập trung thu hái và xuất bán cho các tư thương.

Hiện nay diện tích trồng cây cam, quýt của huyện Bạch Thông là 1.020ha, trong đó diện tích cam, quýt hiện có của 3 xã nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh là 1.003ha, diện tích của các xã khác là 17ha. Diện tích cho thu hoạch là 565ha tập trung chủ yếu tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch là Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong, ngoài ra một số xã phía bắc của huyện là Sĩ Bình, Vũ Muộn, Vi Hương, Phương Linh đã có một số diện tích cho thu hoạch nhiều năm nay. Vài năm trở lại đây được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, người trồng quýt đã được tiếp cận với phương pháp ghép mắt, ghép cành thay thế cho phương pháp triết cành truyền thống. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng gốc bưởi để ghép nên có bộ rễ khỏe, có thể sống trên diện tích đất cằn cỗi, thời gian cho thu hoạch sớm 4 năm, thời gian bói quả và thu hoạch được lâu khoảng 10 năm, chất lượng quả tốt hơn, năng suất cao. Nhiều năm nay cây cam, quýt đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp cho hàng nghìn nông hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Được biết, năm 2012 sản lượng cam, quýt của toàn huyện đạt trên 6.000 tấn, có nông hộ thu được 100 tấn quýt, đem lại thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Những ngày này quýt bắt đầu chín, bà con nông dân đang tập trung thu hái để xuất bán. Dọc đường 257 trải dài từ xã Quang Thuận đến xã Dương Phong là cảnh tấp nập thu mua quýt của các thương lái. Quang Thuận là vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây cam, quýt vì vậy quýt sai quả và có chất lượng thơm ngon, nhờ cây trồng này mà nhiều nông hộ đã có thu nhập ổn định. Có mặt tại thôn Bóoc Khún chúng tôi đã được chứng kiến cảnh mua bán quýt thật nhộn nhịp, từng đoàn người chở quýt từ các vườn, đồi ra chỗ tập kết, tại đây có hai chiếc ô tô của các tư thương đã đậu sẵn để đóng thùng quýt và vận chuyển đi thị trường các tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên. Nhiều nông hộ vui mừng phấn khởi vì quýt năm nay được giá, thời điểm đầu vụ giá quýt là 18.000 đồng/kg, có hộ vì thiếu nhân lực nên đã bán cả vườn cho tư thương, số khác thì thu hái rồi vận chuyển đi bán tại các chợ trong tỉnh. Theo một số người dân cho biết năm nay do sâu bệnh nên sản lượng quýt sụt giảm hơn so với năm ngoái, tuy nhiên quýt lại được giá.

Theo chân một tư thương, chúng tôi đã đến đồi quýt của gia đình ông Lộc Văn Ninh, thôn Nà Thoi, đây là một trong những hộ phát triển cây cam, quýt tương đối mạnh ở xã. Hiện nay nhà ông Ninh có 2ha với trên 1.000 gốc cây cam, quýt. Vụ quýt năm ngoái gia đình thu hoạch được 30 tấn quả, thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ông Ninh cho biết, năm nay do ảnh hưởng của sâu bệnh nhiều nên sản lượng quýt giảm đáng kể, đối với gia đình ông thì sản lượng giảm khoảng 10 tấn so với năm ngoái, mặc dù vậy giá bán đầu vụ lại cao. Hiện tại gia đình ông mới bắt đầu thu hoạch quýt, những quả quýt to, mẫu mã đẹp có giá bán từ 18.000- 20.000 đồng/kg.

Hằng ngày bà con nông dân trong xã lại có mặt tại đồi quýt từ sớm để thu hoạch, rồi vận chuyển bán cho các tư thương, hay đem đi chợ bán. Tại các xã Đôn Phong, Dương Phong, Tũ Trĩ, Sĩ Bình bà con cũng đang tranh thủ thu hái quýt đem bán, trên khắp các ngả đường đâu đâu cũng thấy người chở quýt đi ra.

Xác định đây là cây trồng thế mạnh của địa phương, nên những năm qua huyện Bạch Thông đã ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực để thâm canh, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng cam, quýt, trong đó huyện tập trung hỗ trợ giống, phân bón, khoa học kỹ thuật cho các nông hộ. Năm 2013 toàn huyện trồng mới được 124ha, đạt 124% kế hoạch, tập trung chủ yếu tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch là Quang Thuận, Dương Phong, Đôn Phong. Dự kiến năm 2014 huyện Bạch Thông sẽ hỗ trợ mở rộng 40ha trồng cây cam, quýt tại các xã phía bắc từ nguồn ngân sách của huyện, nhằm mở rộng diện tích, đưa cây cam, quýt trở thành cây trồng chủ lực, phát triển theo hướng hàng hóa đem lại thu nhập cao cho nông dân.


Related news

Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng

Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi ăn có vị thanh, mát.

Monday. September 14th, 2015
Khó khăn trong xuất khẩu gạo tụt lùi do độc quyền tập thể Khó khăn trong xuất khẩu gạo tụt lùi do độc quyền tập thể

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải cởi bỏ chính sách “độc quyền tập thể” trong xuất khẩu lúa gạo theo Nghị định 109. Thay vào đó, cần tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp (DN) mới, năng động tham gia xuất khẩu gạo.

Monday. September 14th, 2015
Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

Độc giả Phạm Hoàn (Đồng Nai) hỏi: Gia đình tôi muốn đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm để sản xuất nông nghiệp thì có được Nhà nước hỗ trợ không? Xin hỏi Nhà nước quy định thế nào về việc hỗ trợ nông dân nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp?

Monday. September 14th, 2015
Từ tú ông thành tỷ phú đầm tôm Từ tú ông thành tỷ phú đầm tôm

Đã từng là ông chủ kinh doanh dịch vụ “sung sướng” có số má ở bãi biển Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định), anh Cao Văn Trúng (40 tuổi) đã bất ngờ bỏ nghề để lên bãi đầm hoang khai phá nuôi tôm thẻ.

Monday. September 14th, 2015
Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

Monday. September 14th, 2015