Một Số Phương Pháp Chăm Sóc Vụ Mía Lưu Gốc Hiệu Quả
Nông dân trồng mía thường có tập quán mỗi năm đều trồng lại mía mới, từ đó làm tăng thêm chi phí trồng mía. Hiện nay, diện tích trồng mía vùng nguyên liệu mía huyện Thới Bình giảm sút vì giá vật tư, công lao động, giá nguyên liệu luôn biến động bất thường. Tuy nhiên, việc chăm sóc vụ mía lưu gốc thì người dân lại bỏ ngỏ, chưa thật sự quan tâm.
Trồng mía lưu gốc có nhiều lợi thế hơn hẳn so với diện tích trồng mới. Do giảm được chi phí sản xuất khoảng 30% (chủ yếu trong các khâu làm đất, giống mía và công trồng). Mía có khả năng đẻ nhánh mạnh, tạo ra cây con từ gốc của vụ trước, nếu được chăm sóc, bón phân tốt thì năng suất và hàm lượng đường của vụ mía lưu gốc (vụ 1) cao hơn mía tơ khoảng 10,8 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng vụ mía lưu gốc ngắn hơn, thu hoạch sớm hơn vụ mía tơ khoảng 1 tháng.
Để nông dân trồng mía có hiệu quả cao, theo khuyến cáo nên trồng 1 vụ mía tơ và 2 vụ mía lưu gốc, tùy theo điều kiện canh tác của từng vùng. Việc khẩn trương xử lý và chăm sóc kịp thời, đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho mầm mía mọc nhanh và đều hơn là những yêu cầu quan trọng khi thực hiện vụ mía lưu gốc. Vì vậy, kỹ thuật chăm sóc khi trồng mía lưu gốc cần lưu ý một số vấn đề sau:1. Giống: Để nông dân trồng mía có lãi và giữ vững vùng mía nguyên liệu ổn định thì rõ ràng rất cần có những giống mía mới năng suất cao, kháng bệnh tốt, có khả năng tái sinh mạnh, chử đường cao và giống có đặc tính thích nghi cho từng vùng đất thấp, đất nhiễm phèn, mặn như: ROC22; ROC27; VĐ86-368; C85-391; DLM24, ROC16; R579.
2. Thu hoạch mía: Không thu hoạch mía vào thời điểm có mưa nhiều hoặc quá khô hạn sẽ làm ảnh hưởng sự nẩy mầm của gốc mía. Sau khi thu hoạch mía xong, dùng cuốc sắc bén để cuốc ngang sát mặt đất theo hàng mía, loại bỏ những gốc mía chặt còn cao, loại bỏ các cây mía bị chết và các chồi non còn sót lại để gốc mía tái sinh đồng đều. Sau đó cần tiến hành thu gom lá mía, ngọn mía đem đốt. Đốt lá mía còn diệt trừ được mầm mống sâu bệnh và làm tăng nhiệt độ đất, giúp mía gốc tái sinh sớm, nhanh, mạnh và tỷ lệ tái sinh cao.
3. Cuốc hai bên hàng gốc mía: Nếu đất khô cần phải tưới nước vào làm cho mềm đất. Dùng cuốc cuốc cách tâm gốc mía từ 20-30 cm và độ sâu 15-20 cm. Mục đích để cắt đứt những rễ mía già, tạo cho đất thoáng khí, kích thích ra nhiều rễ mới và mầm mía phát triển nhanh.
4. Bón phân: Lượng phân bón sử dụng cho vụ mía lưu gốc tương đương lượng phân bón cho mía trồng mới, sau khi rải phân xong phải lấp đất lại cho kín gốc mía để gốc mía mọc mầm thuận lợi. Riêng về hàm lượng phân đạm bón cho mía lưu gốc phải tăng từ 15-20% so với vụ mía trồng mới. Lượng phân bón sử dụng cho mía lưu gốc cụ thể như sau:
- Bón lót: Sau khi cuốc gốc, bón 130 kg Urê + 560 kg Super lân + 125 kg Kali/ha
- Bón thúc lần 1: Bón lúc 1,5-2,5 tháng sau khi cuốc gốc gồm 130 kg Urê + 125 kg Kali/ha
- Bón thúc lần 2: Bón lúc 4-5 tháng sau cuốc gốc gồm 130 kg Urê.
Cách bón lót là đào rãnh sâu 15-20 cm hai bên hàng mía, rải phân đều rồi lấp đất lại. Ngoài ra, ta có thể sử dụng thêm vôi (CaO) để khử chua, tăng độ pH đất giúp cho mía hấp thu chất dinh dưỡng. Lượng vôi (CaO) bón cần căn cứ vào độ pH đất, thường đất có độ pH = 4-5 nên cần phải bón thêm từ 500-1.000 kg vôi/ha, bón liên tục khi đạt độ pH thích hợp 5,5-7,5.
5. Trồng giặm: Khi mầm gốc đã mộc khoảng 4 tuần, lúc này cây con cao khoảng 10-15 cm và có 1-2 lá thật thì tiến hành trồng giặm những chỗ thưa, chỗ mất quãng để bảo đảm độ đồng đều và mật độ cây cần thiết lúc thu hoạch đạt 70.000-82.000 cây/ha.
Ngay khi thu hoạch cần giâm sẵn một số hom cùng giống với mía gốc để trồng giặm hoặc chọn những nơi có bụi mía dầy, bụi lớn, nhiều cây để bứng giặm vào khoảng trống, nên cắt bớt lá để giảm sự mất nước. Những chỗ trồng giặm cũng phải bón phân lót đầy đủ và sau khi trồng giặm cần đạp nén đất quanh gốc thật kỹ.
6. Đánh lá: Những lá khô và bẹ lá hở không bám vào thân mía thì cần tiến hành đánh lá kết hợp với làm cỏ, xới xáo đất, bón phân. Nhưng khi đánh lá mía cần chừa lại 10-12 lá cho cây mía đủ sức quang hợp, mục đích làm thông thoáng ruộng mía, để giảm bớt tác hại sâu bệnh, tránh nước đọng và hạn chế mọc rễ thân./.Nông dân trồng mía thường có tập quán mỗi năm đều trồng lại mía mới, từ đó làm tăng thêm chi phí trồng mía. Hiện nay, diện tích trồng mía vùng nguyên liệu mía huyện Thới Bình giảm sút vì giá vật tư, công lao động, giá nguyên liệu luôn biến động bất thường. Tuy nhiên, việc chăm sóc vụ mía lưu gốc thì người dân lại bỏ ngỏ, chưa thật sự quan tâm.
Trồng mía lưu gốc có nhiều lợi thế hơn hẳn so với diện tích trồng mới. Do giảm được chi phí sản xuất khoảng 30% (chủ yếu trong các khâu làm đất, giống mía và công trồng). Mía có khả năng đẻ nhánh mạnh, tạo ra cây con từ gốc của vụ trước, nếu được chăm sóc, bón phân tốt thì năng suất và hàm lượng đường của vụ mía lưu gốc (vụ 1) cao hơn mía tơ khoảng 10,8 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng vụ mía lưu gốc ngắn hơn, thu hoạch sớm hơn vụ mía tơ khoảng 1 tháng.
Để nông dân trồng mía có hiệu quả cao, theo khuyến cáo nên trồng 1 vụ mía tơ và 2 vụ mía lưu gốc, tùy theo điều kiện canh tác của từng vùng. Việc khẩn trương xử lý và chăm sóc kịp thời, đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho mầm mía mọc nhanh và đều hơn là những yêu cầu quan trọng khi thực hiện vụ mía lưu gốc. Vì vậy, kỹ thuật chăm sóc khi trồng mía lưu gốc cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Giống: Để nông dân trồng mía có lãi và giữ vững vùng mía nguyên liệu ổn định thì rõ ràng rất cần có những giống mía mới năng suất cao, kháng bệnh tốt, có khả năng tái sinh mạnh, chử đường cao và giống có đặc tính thích nghi cho từng vùng đất thấp, đất nhiễm phèn, mặn như: ROC22; ROC27; VĐ86-368; C85-391; DLM24, ROC16; R579.
2. Thu hoạch mía: Không thu hoạch mía vào thời điểm có mưa nhiều hoặc quá khô hạn sẽ làm ảnh hưởng sự nẩy mầm của gốc mía. Sau khi thu hoạch mía xong, dùng cuốc sắc bén để cuốc ngang sát mặt đất theo hàng mía, loại bỏ những gốc mía chặt còn cao, loại bỏ các cây mía bị chết và các chồi non còn sót lại để gốc mía tái sinh đồng đều. Sau đó cần tiến hành thu gom lá mía, ngọn mía đem đốt. Đốt lá mía còn diệt trừ được mầm mống sâu bệnh và làm tăng nhiệt độ đất, giúp mía gốc tái sinh sớm, nhanh, mạnh và tỷ lệ tái sinh cao.
3. Cuốc hai bên hàng gốc mía: Nếu đất khô cần phải tưới nước vào làm cho mềm đất. Dùng cuốc cuốc cách tâm gốc mía từ 20-30 cm và độ sâu 15-20 cm. Mục đích để cắt đứt những rễ mía già, tạo cho đất thoáng khí, kích thích ra nhiều rễ mới và mầm mía phát triển nhanh.
4. Bón phân: Lượng phân bón sử dụng cho vụ mía lưu gốc tương đương lượng phân bón cho mía trồng mới, sau khi rải phân xong phải lấp đất lại cho kín gốc mía để gốc mía mọc mầm thuận lợi. Riêng về hàm lượng phân đạm bón cho mía lưu gốc phải tăng từ 15-20% so với vụ mía trồng mới. Lượng phân bón sử dụng cho mía lưu gốc cụ thể như sau:
- Bón lót: Sau khi cuốc gốc, bón 130 kg Urê + 560 kg Super lân + 125 kg Kali/ha
- Bón thúc lần 1: Bón lúc 1,5-2,5 tháng sau khi cuốc gốc gồm 130 kg Urê + 125 kg Kali/ha
- Bón thúc lần 2: Bón lúc 4-5 tháng sau cuốc gốc gồm 130 kg Urê.
Cách bón lót là đào rãnh sâu 15-20 cm hai bên hàng mía, rải phân đều rồi lấp đất lại. Ngoài ra, ta có thể sử dụng thêm vôi (CaO) để khử chua, tăng độ pH đất giúp cho mía hấp thu chất dinh dưỡng. Lượng vôi (CaO) bón cần căn cứ vào độ pH đất, thường đất có độ pH = 4-5 nên cần phải bón thêm từ 500-1.000 kg vôi/ha, bón liên tục khi đạt độ pH thích hợp 5,5-7,5.
5. Trồng giặm: Khi mầm gốc đã mộc khoảng 4 tuần, lúc này cây con cao khoảng 10-15 cm và có 1-2 lá thật thì tiến hành trồng giặm những chỗ thưa, chỗ mất quãng để bảo đảm độ đồng đều và mật độ cây cần thiết lúc thu hoạch đạt 70.000-82.000 cây/ha.
Ngay khi thu hoạch cần giâm sẵn một số hom cùng giống với mía gốc để trồng giặm hoặc chọn những nơi có bụi mía dầy, bụi lớn, nhiều cây để bứng giặm vào khoảng trống, nên cắt bớt lá để giảm sự mất nước. Những chỗ trồng giặm cũng phải bón phân lót đầy đủ và sau khi trồng giặm cần đạp nén đất quanh gốc thật kỹ.
6. Đánh lá: Những lá khô và bẹ lá hở không bám vào thân mía thì cần tiến hành đánh lá kết hợp với làm cỏ, xới xáo đất, bón phân. Nhưng khi đánh lá mía cần chừa lại 10-12 lá cho cây mía đủ sức quang hợp, mục đích làm thông thoáng ruộng mía, để giảm bớt tác hại sâu bệnh, tránh nước đọng và hạn chế mọc rễ thân./.
Related news
Ông Dương Văn Tân, năm nay trên 60 tuổi là một nông dân sản xuất giỏi ở thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Được sự hỗ trợ từ kinh phí sự nghiệp KHCN tỉnh thực hiện mô hình trồng mía theo công nghệ tưới nước nhỏ giọt, gia đình ông đã thu được kết quả cao, năng suất mía đạt kỷ lục 150 tấn/ha.
Chọn giống: Các giống mía mới như VN84-4137, ROC10, ROC16, quế đường 11; kế đến là VĐ86-368, K84-200 đang được nông dân ĐBSCL ưa chuộng.
Yêu cầu sinh thái: Cây mía có nguồn gốc nhiệt đới, nên nhu cầu về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cao. Để cho cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, chất lượng cao bà con cần chọn trồng mía ở những vùng có nhiệt độ từ 25-35 độ C.
Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, với phương thức sản xuất mía truyền thống, lạc hậu, cộng với giá vật tư, giá mía nguyên liệu luôn biến động bất thường, người trồng mía thường bị lỗ nên không an tâm trồng cây mía.
Sâu non mới nở màu trắng sữa, đầu ngực có màu nâu. Sâu ít chân, hình cong chữ C. Đốt cuối bụng của sâu non có nhiều gai và xếp không tạo hình nhất định. Đẫy sức từ 19 – 25 mm. Nhộng trần màu trắng nhạt, gần vũ hóa có màu nâu nhạt.