Long An Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Mía

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.
Vùng quy hoạch nguyên liệu mía tỉnh Long An nằm trong tổng thể vùng sản xuất nguyên liệu chung của các nhà máy mía đường vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, sản xuất theo cơ chế thị trường, không chia vùng nguyên liệu theo nhà máy mà khuyến khích các doanh nghiệp mía đường đầu tư lâu dài ổn định cho người sản xuất nguyên liệu, tạo sự gắn kết bền vững giữa nhà máy và vùng nguyên liệu.
Tỉnh Long An xác định đầu tư tập trung sản xuất mía theo hướng thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất mía nhờ tăng năng suất, chất lượng, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao cho diện tích được quy hoạch trồng mía ổn định (trên đất liếp có công trình kiểm soát lũ, mặn), để từ đó giảm giá thành mía tăng lợi nhuận, thu nhập của người trồng mía, đủ sức cạnh tranh với cây trồng khác.
Theo Quy hoạch, không mở rộng diện tích mía trên các địa bàn mới. Chỉ phát triển ổn định mía ở các địa bàn truyền thống, đất nông nghiệp ổn định. Những vùng đất được chọn phải thỏa mãn các điều kiện là vùng đất sản xuất nông nghiệp ổn định lâu dài, đến sau năm 2020; là vùng có truyền thống về sản xuất mía; có hệ thống thủy lợi kiểm soát lũ, mặn cả năm; phù hợp với quy hoạch nông, lâm nghiệp của tỉnh.
Cụ thể, khu vực huyện Bến Lức có 7 xã được chọn vào quy hoạch là Thạnh Lợi, Thạnh Hòa, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hòa, Tân Hòa, Tân Bửu; khu vực huyện Thủ Thừa có 1 xã là Tân Thành và khu vực huyện Đức Huệ có 3 xã được chọn là Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Bình.
Quy hoạch vùng nguyên liệu mía hướng đến mục tiêu tăng lợi nhuận, thu nhập trên 1 đơn vị diện tích bằng hoặc cao hơn nhóm cây trồng khác trong vùng. Giá trị sản lượng trên 100 triệu đồng/ha, lợi nhuận 46 triệu đồng/ha, thu nhập 64 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai thực hiện cơ giới hóa các khâu trong sản xuất mía, đặc biệt là khâu thu hoạch và vận chuyển mía nhằm khắc phục tình trạng thiếu lao động trong thời vụ thu hoạch mía, giải phóng người lao động khỏi công việc vất vả, nặng nhọc.
Related news

Mặc dù đang là thời điểm chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, nhưng nhiều chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên phải chuyển sang khai thác cá chuồn, vì hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hội Nghề cá Việt Nam vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng phản đối quyết định cấm đánh bắt cá trên biển Đông của phía Trung Quốc và đề nghị sớm có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt hành động trên.
4 tháng đầu năm ngư dân TP.Nha Trang khai thác được 11.200 tấn thủy sản, giảm 5% so cùng kỳ năm trước. Thời tiết trong tháng thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Tuy nhiên chi phí vật tư, giá xăng dầu tăng, giá bán hải sản giảm, không ổn định, chủ tàu giảm lợi nhuận, dẫn đến nhiều tàu cá nằm bờ.

Cuối năm 2014, Sở KH-CN chuyển giao cho Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KH-CN huyện Phước Long (Bạc Liêu) đề tài “Thử nghiệm mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp”. Sau khi tiếp nhận đề tài, Trung tâm đã triển khai cho 2 hộ trên địa bàn xã Vĩnh Thanh và thị trấn Phước Long thực hiện.

Với những ưu điển vượt trội như dễ nuôi, lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn khoảng 15% - 20% so với giống bò khác, bò BBB đang trở thành một hướng đi mới không chỉ giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập mà còn làm tăng sản lượng thịt bò trên thị trường hiện nay, dần dần chủ động nguồn cung thịt bò trong nước, hạn chế nhập khẩu.