Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở thêm cơ hội cho lúa, cá An Giang

Mở thêm cơ hội cho lúa, cá An Giang
Publish date: Wednesday. October 7th, 2015

Cá tra được yêu thích

Được khảo sát thực tế vùng nuôi cá tra dọc theo tuyến sông Hậu trên địa bàn An Giang, đoàn doanh nghiệp (DN) nhập khẩu thủy sản của TP. Trùng Khánh không khỏi trầm trồ, thích thú.

“An Giang có điều kiện rất tốt để nuôi cá tra, nhờ sự ưu đãi của dòng Mê Kông.

Chúng tôi đã khảo sát vùng nuôi, nhà máy và làm việc với một số DN lớn như Công ty Cổ phần (CP) Thủy sản Nam Việt, Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish)…

Chúng tôi thấy những DN thủy sản của An Giang có diện tích vùng nuôi lớn, nhà máy hiện đại, công nhân lành nghề, năng lực sản xuất rất tốt.

Với nguồn nước tự nhiên được cung cấp từ sông Hậu, cá tra phát triển đạt yêu cầu về chất lượng.

Khi quá trình chế biến đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, người dân Trùng Khánh rất sẵn sàng đón nhận sản phẩm cá tra của An Giang bởi đây là điều chúng tôi luôn quan tâm” – ông Liu Dong, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thủy sản đông lạnh TP. Trùng Khánh, nhận xét.

Là một DN có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu thủy sản ở Trung Quốc, ông Kuang Dong, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Guang Lei Trùng Khánh, cho rằng, với dân số đông, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Trùng Khánh tăng mạnh hàng năm.

“Trong cuộc sống hiện đại, người tiêu dùng ngày càng có khuynh hướng sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe, chuyển từ ăn thịt sang ăn cá nhiều hơn.

Cá tra Việt Nam thuộc họ cá da trơn, chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe nên được người dân Trùng Khánh nói riêng, Trung Quốc nói chung ưa thích.

Tại Trùng Khánh, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng bình quân từ 20 – 30%/năm, trong khi An Giang lại có lợi thế nuôi cá tra đạt năng suất, chất lượng cao.

Đây là điều kiện tốt để DN hai bên hợp tác làm ăn” – ông Kuang Dong đánh giá.

Thị trường tiềm năng

Sau chuyến khảo sát vùng nuôi cá tra, các DN thủy sản Trùng Khánh đã tham gia hội nghị kết nối giao thương với DN An Giang, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang phối hợp Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh tổ chức.

Các DN nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Trùng Khánh, như: Guang Lei, Hu Mao, Tong Hao, Jiu Long Po… đã tiếp xúc, nghiên cứu sản phẩm của các DN thủy sản An Giang, gồm: Agifish, Nam Việt, Thuận An, Cửu Long, Việt An, Tuấn Anh, Đông Á…

Các sản phẩm fillet, cá tra nguyên con, cá tra cắt khúc… của DN An Giang thật sự hấp dẫn các nhà nhập khẩu đến từ thành phố đông dân Trùng Khánh. Các DN đã trao đổi brochure, bảng chào giá, địa chỉ liên hệ, năng lực cung ứng, điều kiện hợp tác… để có thể liên kết làm ăn lâu dài.

Trong chuyến làm việc lần này, bên cạnh thủy sản, DN Trùng Khánh cũng quan tâm nhiều đến mặt hàng gạo và một số nông sản khác.

Các DN nhập khẩu, chế biến gạo hàng đầu của thành phố này là Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp (PTNN) Jiang Xiang và Công ty TNHH PTNN Fu Liang đã khảo sát và làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tại Nhà máy Vọng Đông; gặp gỡ, kết nối với Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, Công ty TNHH Khiêm Thanh…

Đây là những DN có năng lực cung ứng gạo đạt tiêu chuẩn về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp với người tiêu dùng ở TP. Trùng Khánh.

“Chúng tôi có nhu cầu lớn về gạo chất lượng cao nhưng giá không quá đắt đỏ, đặc biệt là phải an toàn. Tôi thấy các DN lương thực của An Giang có dư khả năng đáp ứng yêu cầu này. Chúng tôi sẽ tăng cường kết nối, hợp tác với DN của An Giang để cung cấp cho người dân chúng tôi sản phẩm tốt nhất” – ông Feng Haigeng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH PTNN Jiang Xiang, nhấn mạnh.

“Chúng tôi có thể sắp xếp để các DN của An Giang sang Trùng Khánh khảo sát thị trường, đánh giá nhu cầu tiêu thụ nông sản cũng như năng lực của các nhà nhập khẩu tại thành phố này.

Tôi tin rằng, khi quá trình hợp tác được đẩy mạnh, không chỉ có cá tra và gạo, mà những mặt hàng nông sản khác của An Giang như tôm, rau màu, trái cây… cũng không khó để tìm chỗ đứng ở Trùng Khánh” – ông Đào Việt Anh, Trưởng Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh, nhấn mạnh.


Related news

Quảng Ninh Sản Xuất Thành Công Giống Cá Song Chấm Nâu Quảng Ninh Sản Xuất Thành Công Giống Cá Song Chấm Nâu

Với trên 21km bờ biển cùng với hàng ngàn ha bãi triều, Đầm Hà (Quảng Ninh) thực sự giàu tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng hải sản, đặc biệt là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cua, ngao, tu hài...

Tuesday. July 22nd, 2014
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) Ước Đạt 8.749 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) Ước Đạt 8.749 Tấn

6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Quảng Xương ước đạt 8.749 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, bằng 52,1% kế hoạch; sản lượng chế biến đông lạnh đạt 90.000 tấn, sản phẩm khô 7.500 tấn, nước mắm 8.400 lít, sản phẩm dạng mắm đạt 700 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.367 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 56,4% kế hoạch.

Tuesday. July 22nd, 2014
Thái Bình Nuôi Trồng Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Những Tín Hiệu Vui Thái Bình Nuôi Trồng Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Những Tín Hiệu Vui

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS), tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 14.462 ha, tổng sản lượng nuôi trồng ước đạt 47.890 tấn, tăng 1.778 tấn (3,86%) so với cùng kỳ năm 2013; giá trị sản xuất ước đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 38.2 tỷ đồng (3,83%) so với cùng kỳ năm 2013.

Tuesday. July 22nd, 2014
Ngư Dân Mỹ Á Vào Vụ Ruốc Ngư Dân Mỹ Á Vào Vụ Ruốc

Mùa ruốc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Khi những con ruốc theo con sóng ngoài khơi trôi vào bờ, cũng là lúc bà con ngư dân vùng biển bắt đầu một mùa ruốc. Người khiến ruốc vào bờ, người cân ruốc, người phơi ruốc tạo nên không khí đông vui tấp nập tại vùng biển Mỹ Á trong những ngày qua. Theo các ngư dân, địa điểm đánh bắt là vùng bãi ngang cách bờ 100m, kéo dài 2km.

Monday. December 8th, 2014
Khôi Phục Và Phát Triển Nghề Nuôi Thả Cánh Kiến Đỏ Tại Mường Lát Khôi Phục Và Phát Triển Nghề Nuôi Thả Cánh Kiến Đỏ Tại Mường Lát

Nhựa cánh kiến đỏ (CKĐ) là sản phẩm được tiết ra từ một loại côn trùng sống tập trung ký sinh trên một số loài cây chủ ngắn ngày và dài ngày. Ngày nay, nhựa CKĐ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt là làm chất phụ gia trong sản xuất bao bì tự hủy – một loại sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho bao bì bằng polyetylen.

Tuesday. July 22nd, 2014