Mở Hướng Phát Triển Cho Cây Cà Phê Mường Ảng

Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ông Hà Văn Quân, Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng, cho biết: Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người dân trên địa bàn dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn những cây mũi nhọn, khuyến khích phát triển, trong đó có cây cà phê.
Hiện cà phê là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của huyện, với tổng diện tích hơn 2.500ha, trong đó, cà phê kinh doanh hơn 1.500ha, năng suất 2,2 – 2,3 tấn/ha/năm. Bên cạnh việc đầu tư, chăm sóc, mở rộng diện tích, Mường Ảng còn chú trọng thu hút đầu tư để xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến cà phê, nhằm thu mua nguyên liệu và tăng thu nhập cho các hộ dân.
Tuy nhiên, trên thực tế, do giá cà phê phụ thuộc vào thị trường, nên thời gian qua thường xảy ra thực trạng cà phê được mùa nhưng bị tư thương ép giá, ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con; cơ chế ăn chia giữa người dân góp đất với doanh nghiệp chưa rõ ràng; doanh nghiệp liên kết trồng cà phê trên địa bàn chưa thực hiện đúng cam kết ban đầu về thu mua nông sản cho nông dân… nên người trồng cà phê phụ thuộc rất lớn vào doanh nghiệp.
Huyện sẽ chủ động tiến hành xúc tiến các hoạt động thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh, kiếm tìm doanh nghiệp tại các vùng cà phê truyền thống (Tây Nguyên) để hỗ trợ và liên kết thu mua sản phẩm ổn định, giúp nông dân yên tâm phát triển sản xuất.
Xã Ảng Nưa – một trong những xã trồng nhiều cà phê của huyện Mường Ảng, có nhiều hộ dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu từ cây cà phê. Gia đình anh Lầu Chồng Lử, bản Củ, xã Ẳng Nưa, là một trong những hộ giàu lên nhờ trồng cây cà phê.
Khi huyện Mường Ảng có chủ trương giao đất phát triển cà phê (theo Dự án Thanh niên xung phong), gia đình anh Lử nhận 2ha đất và vay thêm vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư trồng cà phê. Nhờ cần cù, chịu khó, đến nay, trang trại của gia đình anh Lử cho thu nhập 130 – 150 triệu đồng/năm...
Từ thu nhập của cà phê, anh Lử đã xây dựng được nhà cửa khang trang, con cháu học hành đàng hoàng. Thấy cà phê cho giá trị kinh tế cao, nhiều gia đình trong xã tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích. Cây cà phê đã giúp xã Ảng Nưa thay da, đổi thịt, Ảng Nưa không còn người phá rừng làm nương, đời sống của nhiều hộ gia đình ngày một nâng cao.
Để Mường Ảng giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện đang đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới; tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhất là các loại cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, chú trọng thâm canh, chuyên canh, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Tiếp tục đầu tư chăm sóc diện tích cây cà phê hiện có, phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện sẽ có 4.000ha cà phê và tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giá cây giống cho nông dân thực hiện phục hồi vườn cây hết thời kỳ kinh doanh.
Related news

Là huyện có truyền thống và thế mạnh trong sản xuất vụ đông, những năm qua Vũ Thư (Thái Bình) luôn chú trọng, từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm. Vụ đông năm 2013, huyện phấn đấu gieo trồng 7.250 ha, tập trung phát triển những cây chủ lực như đậu tương, khoai tây, ngô...

Hiện nay, người dân vùng trồng chuyên canh cây thanh long của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang hết sức phấn khởi. Cảnh mua bán tấp nập làm cho không khí thêm vui tươi, nhộn nhịp. Bà con chia sẻ năm nay thanh long được mùa được giá nên lợi nhuận cao hơn nhiều so với mọi năm.

Sau hơn 1 năm triển khai công tác dập dịch “chổi rồng” trên cây nhãn, ngành nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long đã phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể trong tỉnh hỗ trợ kinh phí, thuốc điều trị, hướng dẫn nhà vườn cắt tỉa cành, phun xịt trên 8.005ha vườn nhãn bị bệnh (chiếm 91% diện tích nhiễm bệnh)… nhằm khôi phục lại vườn nhãn bị bệnh. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, sau công tác dập dịch, tỷ lệ nhiễm bệnh “chổi rồng” giảm đáng kể với tỷ lệ nhiễm nhẹ phổ biến ở mức 15 - 30%. Công tác tập huấn, tuyên truyền vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm giúp nhà vườn đầu tư chăm sóc, xử lý giai đoạn ra hoa, cho trái,... Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ tái nhiễm ở những vườn không tích cực phòng trị theo quy trình đã được hướng dẫn.

Sau khi giới thiệu tới độc giả về đặc điểm và cách lựa chọn giống cá Nàng Hai sao cho hiệu quả trong quá trình nuôi, kỳ này, chúng tôi gửi tới độc giả về cách chuẩn bị ao nuôi để nuôi cá Nàng Hai thuận lợi.

Vợ chồng anh Lê Ngọc Lễ - chị Nguyễn Thị Hạnh (chủ trang trại sinh thái Cát Ngọc ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã chinh phục thành công vùng cát trắng ven biển làm trang trại, tạo nên lối mở thoát nghèo, làm giàu cho nhiều người tại địa phương.