Hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản
Trong đó, một số loại cây ăn quả đã trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương cũng như dần hình thành những vùng sản xuất tập trung như:
Vùng sản xuất nhãn chín muộn ở các xã An Thượng, Đông La, Song Phượng; vùng bưởi đường tại các xã Cát Quế, Đông La; vùng phật thủ, cam canh ở các xã Đắc Sở, Yên Sở...
Nhiều xã ở huyện Hoài Đức đã hình thành được vùng chuyên canh trồng cam.
Từ năm 2005, huyện Hoài Đức đã xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững, định hướng phát triển tới 2020.
Do vậy, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện đề án cây ăn quả giá trị kinh tế cao; hoa cây cảnh; rau an toàn và cơ giới hóa nông nghiệp.
Phật thủ là loại cây mang hơi hướng tâm linh, được nhân dân xã Đắc Sở phát triển mạnh với 20ha trồng mới năm 2010, đến năm 2013 đã mở rộng lên tới 95ha, trong đó tập trung tại các xã Đắc Sở (45ha) và xã Yên Sở (50ha); năm 2014 đã mở rộng ra các xã Tiền Yên, An Thượng...
Qua khảo sát của các hộ sản xuất cho thấy, cây phật thủ cho giá trị kinh tế rất cao, thu nhập bình quân từ 600- 900 triệu đồng/ha/năm.
Hiện, 80% số hộ dân ở xã Đắc Sở có thu nhập chính là từ cây phật thủ.
Hàng năm người dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng phật thủ bằng cách thuê lại đất của các xã lân cận, thậm chí cả các huyện lân cận để trồng.
Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho biết, nhờ trồng nhãn chín muộn mà đời sống của nhiều hộ dân được cải thiện.
Hiệu quả kinh tế khi tham gia mô hình thâm canh nhãn chín muộn tăng từ 20-25%, thu nhập bình quân ước đạt 700 triệu đồng/ha.
Để giúp bà con trong khâu phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, huyện đã tạo điều kiện cho các xã thành lập hiệp hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn trên diện tích hơn 100ha với 57 hội viên tham gia, đồng thời đăng ký thương hiệu “Nhãn chín muộn Hoài Đức”.
Related news
Không chỉ được mùa, năm nay vải chín sớm Phương Nam (phường Phương Nam, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) còn bán rất “chạy”, được giá. Nhiều thương lái ngoại tỉnh về mua vải tại vườn, vải còn được sơ chế, đóng gói xuất tỉnh ngoài, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ cho người dân.
Giá mận tam hoa tại Bắc Hà (Lào Cai) những ngày này có giá từ 15.000 đồng đến 40.000 đồng/kg.
Đang mùa thu hoạch rộ và nhu cầu tiêu thụ ở mức thấp nên giá dâu bòn bon đã giảm xuống ở mức rất thấp, nhiều nhà vườn gặp khó trong tiêu thụ.
Trong lúc hàng loạt nông sản ở ĐBSCL đang rớt giá thê thảm thì hàng trăm hộ nông dân trồng khóm Tắc Cậu ở ấp An Thành, xã Bình An, Châu Thành (Kiên Giang) lại trúng mùa và bán được giá cao
Tại các vùng trọng điểm như Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam... vải thiều sớm đã cho thu hoạch. Người trồng vải phấn khởi bởi giá cao, tiêu thụ thuận lợi. Năm nay, sản lượng vải sớm toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 25.000 tấn, tăng 5.500 tấn so với năm ngoái.