Mô Hình Trình Diễn Phân Super Trên Cây Lúa Vụ Hè Thu 2014

Nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện mô hình trình diễn phân lân trên vùng đất phèn làm cơ sở nhân rộng, ngày 26/8/14, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu phối với nhà máy Super phốt phát Long Thành cùng địa phương tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn "Phân Super lân Long thành trên cây lúa vụ Hè Thu năm 2014".
Đến dự buổi hội thảo có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến, đại diện chính quyền địa phương, đại diện nhà máy Super phốt phát Long Thành và gần 30 bà con nông dân địa phương tham dự
Mô hình trình diễn tại hộ ông Lê Văn Lượng, ở ấp Long Thành, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, quy mô 1,2 ha trong đó: 1 ha sử dụng phân Super lân Long Thành; 0,2 ha không sử dụng phân Super lân làm đối chứng, trong quá trình thực hiện chủ hộ áp dụng đúng theo quy trình đã thống nhất với cán bộ kỹ thuật như: bón đúng thời gian và liều lượng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh.
Tại buổi hội thảo nông dân được trực tiếp tham quan mô hình đều có nhận xét chung việc sử dụng phân Super lân Long Thành trên đồng đất nhiều phèn Phước Long là rất phù hợp, giúp cây lúa phát triển tốt, đạt năng suất. Theo đánh giá, ruộng trình diễn có năng suất 6,8 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng khoảng 200 kg lúa/ha, phân đạm giảm 50 kg/ha, chi phí giảm khoảng 1 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn ruộng đối chứng khoảng 1,2 triệu đồng/ha.
Sau buổi buổi hội thảo, bà con nông dân được ông Nguyễn Phương Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến Trung tâm Khuyến nông - Khuyến nêu lên mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng phân bón cho cây lúa trong từng giai đoạn phát triển, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm, cải tạo độ phì của đất, tăng thu nhập cho người trồng lúa, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong điều kiện thời tiết; khí hậu biến đổi bất thường như hiện nay.
Ngoài ra, bà con nông dân tham dự hội thảo được nghe Thạc sĩ Trần Thị Hồng Thắm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, giới thiệu một số vùng phèn nặng ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân lân trên cây lúa cùng cách sử dụng các loại phân khác trên cây lúa, trong từng giai đoạn có hiệu quả nhất trên vùng đất nhiễm phèn.
Related news

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.

Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu hoặc luân canh lúa màu trên đất lúa kém hiệu quả.

Nghề nuôi cá mú lồng dọc cửa sông Đầm đã có từ nhiều năm nay, và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Thế nhưng, nhiều ngày nay cá chết hàng loạt khiến nông dân khốn đốn…

Nói đến nuôi trồng thủy sản, nhiều người thường liên tưởng đến lợi thế vùng ven biển và đồng bằng sông Cửu Long với tôm và cá tra mang về nhiều tỷ USD/năm. Thế nhưng gần đây, khu vực tưởng như thất thế với nghề này là vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên xuất hiện vật nuôi mới đầy tiềm năng: cá nước lạnh từ vùng ôn đới.