Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Lồng Bè Lãi Cao

Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Lồng Bè Lãi Cao
Publish date: Thursday. June 14th, 2012

Nuôi cá lăng đuôi đỏ bằng bè lồng của gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk đang là một trong những mô hình được mọi người quan tâm học hỏi, bởi giá trị kinh tế cao, thu nhập hàng năm lên tới cả tỷ đồng.

Thành công nhờ không nản chí

Từ tỉnh Nam Định vào lập nghiệp tại Đăk Lăk, anh Nguyễn Minh Tuấn (SN 1964) đã có thời gian làm thương lái mua cá lăng đuôi đỏ từ Đồng Nai lên Tây Nguyên bán kiếm lời. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, nhưng anh từng thất bại vì nó khi nuôi tại hồ Trị An (Đồng Nai)… Đến hồ Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột), anh khảo sát kỹ hơn về chiều sâu, nghiên cứu mặt nước và độ pH của nước hồ trước khi đặt lồng cố định nuôi (độ sâu nơi đặt lồng vào mùa mưa nước lớn là 15m, mùa khô là 8m).

Anh Tuấn đang kiểm tra lồng cá lăng của mình

Sau khi thuê được diện tích mặt nước ở hồ Ea Kao, anh Tuấn đã mạnh dạn đầu tư 300 triệu đồng cho việc nuôi cá lăng trên bè lồng. Với diện tích khoảng 1.000m2 mặt nước hồ, anh Tuấn chia thành 24 lồng (mỗi lồng có diện tích 36m2), trong đó có một ô giữa dùng thiết kế nhà bè để gia đình sinh hoạt và chăm sóc cá. Lứa cá đầu tiên anh chỉ nuôi dè dặt 1 lồng cá lăng đuôi đỏ, số lồng còn lại anh nuôi cá rô phi và cá diêu hồng. Sau 12 tháng, cá lăng đã đạt kích thước chuẩn là 1,5-2kg/con, anh thu về được 2 tấn cá thương phẩm, trừ mọi chi phí còn lãi thuần 300 triệu đồng trong khi 22 lồng nuôi cá diêu hồng và cá rô phi chỉ lãi 50 triệu đồng.

Từ những thành công đầu tiên, anh Tuấn tiếp tục đầu tư nuôi 3 lồng cá lăng thương phẩm (mỗi lồng 1.000 con giống). Sau 12 tháng nuôi tiếp theo, anh đã thu hoạch 3,7 tấn cá. Qua 2 vụ nuôi cá thành công, anh Tuấn thả nuôi cá lăng giống và cá lăng thương phẩm trên 22 lồng (trong đó 15 lồng cá lăng thương phẩm và 7 lồng cá lăng giống), lồng còn lại nuôi cá diêu hồng. Đối với cá lăng giống, cá bột nhỏ anh mua từ TP Hồ Chí Minh với giá 1.500 đồng/con, trọng lượng khoảng 2.000 con giống/kg, sau 2 tháng nuôi bán được 10.000 đồng/con…
 
Chớp mắt thành tỷ phú

Với những thành quả trên, năm 2010, nghề nuôi cá lăng đã mang lại cho anh Tuấn nguồn lãi khoảng 700 triệu đồng. Năm 2011, anh lãi được 1,35 tỷ đồng (trong đó, cá lăng thương phẩm lãi 600 triệu đồng, cá giống lãi 600 triệu đồng và lãi 150 triệu đồng từ việc nhân giống giun quế để bán).

Về kỹ thuật nuôi cá lăng đuôi đỏ, anh Tuấn cho biết: Đây là một loại cá da trơn khó nuôi, nếu không nắm hết những đặc tính của cá để ứng dụng kỹ thuật nuôi phù hợp thì khó thành công. Cá lăng đuôi đỏ chỉ nổi vào ban đêm để ăn bữa chính, ban ngày chúng lặn sâu nên thức ăn cung cấp cho bữa phụ không nhiều. Lồng lưới phải thường xuyên vệ sinh bằng vòi xịt áp suất cao để loại bỏ những cặn bã bám vào lưới, làm thông lưới…

 “Nhiều khi việc vệ sinh lồng lưới có thể làm mặt nước dao động mạnh, cá lăng có thể bỏ ăn trong nhiều ngày, làm giảm năng suất và chất lượng cá. Do vậy, tôi đã nuôi cá bằng 2 tầng lưới, tầng trên nuôi cá lăng, tầng dưới nuôi cá rô phi, phương pháp này vừa tận dụng diện tích vừa tận dụng thức ăn, hạn chế việc vệ sinh lưới cho cá lăng. Cá rô phi ăn tạp nên ở tầng dưới sẽ đón nhận những thức ăn thừa khi cá lăng vùng vẫy giành ăn ở tầng trên rớt xuống, đồng thời rỉa sạch những cặn bã bám vào lưới nên làm thông lưới cho cá lăng”, anh Tuấn cho biết thêm.

>> Anh Tuấn dự đoán, niên vụ năm 2012, với qui mô nuôi như hiện nay có khả năng sẽ cho thu hoạch ít nhất 15 tấn cá lăng thương phẩm, trừ các chi phí đầu tư anh sẽ thu về trên 2 tỷ đồng, đó là chưa kể lãi từ cá giống…

Related news

Đồng Nai Đưa Nấm Sạch Vào Siêu Thị Đồng Nai Đưa Nấm Sạch Vào Siêu Thị

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.

Wednesday. July 9th, 2014
Bệnh Bạc Lá Gây Hại Mạnh Trên Lúa Hè Thu Bệnh Bạc Lá Gây Hại Mạnh Trên Lúa Hè Thu

Hiện toàn tỉnh Hậu Giang có 275ha lúa Hè thu bị bệnh bạc lá tấn công, tăng 104ha so với thời điểm cuối tháng 6, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 10-20%. Nguyên nhân là do đợt mưa dầm vừa qua làm cho ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh và có khả năng gia tăng thêm diện tích trong thời gian tới, bởi hiện nay đang bước vào đầu mùa mưa.

Wednesday. July 9th, 2014
Giá Chuối Giảm Gây Khó Khăn Cho Nông Dân Giá Chuối Giảm Gây Khó Khăn Cho Nông Dân

Chuối là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa), nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mấy tháng trở lại đây, giá chuối giảm liên tục đã gây khó khăn cho bà con nông dân.

Wednesday. July 9th, 2014
“Phất” Lên Từ Cây Măng Cụt “Phất” Lên Từ Cây Măng Cụt

Lao động cật lực để kiếm được ít đất bưng nhưng lại không thuận lợi cho việc trồng hoa màu. Ông Nguyễn Văn Tỵ ở ấp Suối Cát, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã tìm đến cây măng cụt, kết quả là cây măng cụt đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định.

Wednesday. July 9th, 2014
Đầu Tư Trên 1,5 Nghìn Tỷ Đồng Trồng Cây Cao Su Đầu Tư Trên 1,5 Nghìn Tỷ Đồng Trồng Cây Cao Su

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng.

Wednesday. July 9th, 2014