Mô Hình Nuôi Rắn Đẻ

“Nuôi rắn ri voi đẻ ham lắm, mỗi con rắn cái đẻ từ 8-10 con, rắn cái càng lâu năm đẻ con càng nhiều hơn. Mỗi rắn ri voi con gặp lúc có giá bán được 15.000-20.000đ/con”. Anh Nguyễn Văn Thắng, một người nuôi rắn ri voi cho biết.
Từ nuôi rắn thịt đến nuôi rắn đẻ...
Ở ấp Hòa Bình, xã Nguyễn Văn Thảnh, huyên Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) có trên 80 hộ dân nuôi rắn ri voi thịt lâu đời. Khoảng 3 năm trước, khi rắn ri voi thịt có giá, con giống thì khan hiếm, anh Võ Văn Đương - một người nuôi rắn ở đây - nghĩ “sao không thử nuôi rắn đẻ, vừa chủ động được nguồn giống, vừa hạn chế được khâu hao hụt”. Anh Đương bắt đầu âm thầm nghiên cứu tìm cách cho rắn đẻ. Sau thời gian dài mày mò anh phát hiện việc cho rắn đẻ cũng đơn giản. Trước hết anh nhốt 2 rắn cái với một rắn đực, khoảng vài ngày sau bắt rắn đực ra, rắn cái đúng 9 tháng sau sẽ đẻ. Rắn con kích thước bằng nhau nên khi thả nuôi chung đã hạn chế được việc con lớn ăn con bé. Việc chăm sóc rắn cái cũng không phức tạp, chỉ cần con rắn cái khỏe mạnh, không bị trầy da tróc vảy là có thể nuôi cho đẻ được, tuy nhiên người nuôi rắn đẻ phải nhớ nằm lòng là khi rắn mẹ đẻ xong phải nhanh chóng chuyển rắn con sang nơi khác, nếu không đói quá rắn mẹ sẽ ăn sạch bầy con. Từ cách làm của anh Đương, các hộ dân trong vùng đã chủ động chuyển từ nuôi thịt sang nuôi rắn đẻ cung cấp cho các nơi.
“Nghề của nguời nghèo...”
Anh Thắng đã ví von như vậy về nghề nuôi rắn ri voi, bởi lẽ bà con gắn với nghề này hầu hết đều nghèo, do vậy không cần nhiều vốn, không tốn công sức đầu tư xây chuồng trại, bà con có thể tận dụng gầm giường hay xó xỉnh nào đó trong nhà là có thể thả nuôi rắn trong các thau, chậu, thùng. Thức ăn của rắn là ếch nhái, lươn, các loại cá trơn... Rắn con nuôi đúng một năm sẽ đạt trọng lượng trên 1kg là có thể bán được. Thông thường vào cận Tết là rắn có giá cao nhất. Ở thời điểm này làng rắn sôi động hẳn lên, thương lái tới mua rắn ì xèo, giá rắn lên đến 190.000-270.000đ/kg. Trừ chi phí, tùy theo nuôi nhiều hay ít mà các hộ nuôi có thể lời từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng. “Tôi nuôi rắn cả năm trời chỉ lời mấy trăm ngàn đồng cũng thấy quí lắm, với những ngày cận Tết, dân nghèo có vài trăm ngàn đồng là ăn Tết lớn xôm lắm rồi...” - anh Thắng nói. Tuy anh Thắng nói như thế, nhưng dưới góc độ của những nhà chăn nuôi chuyên nghiệp thì nuôi rắn đẻ rồi đây sẽ không chỉ là việc của người nghèo
Related news

Ấp 7 (xã Bình Sơn) có khoảng 280 hộ dân thì có đến 200 hộ nuôi gà ta. Trong đó, gần 100 hộ nuôi với quy mô lớn, từ vài ngàn đến cả chục ngàn con/lứa. Đây là nơi cung cấp gà ta lớn nhất tỉnh và nghề này đã giúp nhiều người trong ấp trở nên khá giả.

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…

Không ngoa chút nào khi gọi ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) là thủ phủ gà ta của Đồng Nai. Bởi trong một năm, ấp này cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu con gà ta.

Trong thời gian qua, đầu ra của lúa giống bấp bênh, loay hoay mãi với trò rượt đuổi của thị trường. Trước thực trạng trên, mô hình sản xuất lúa giống có liên kết với Công ty Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang ra đời, đáp ứng nhu cầu thực tại cho đầu ra sản phẩm, người nông dân có cuộc sống ổn định, vươn lên giàu có.

Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết: từ tháng 12 năm 2012 đến nay, diện tích ca cao của Lâm Đồng đã giảm từ 1.645,6 ha xuống còn 1.095 ha.