Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng
Nông dân có sáng tạo sẽ mau làm giàu, chính vì nhờ linh động trong phát triển kinh tế, biết tìm tòi học hỏi, tìm giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thực tế tại hộ gia đình đã được nhiều nông dân đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Bình Đông 2 xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã chọn phát triển mô hình nuôi Nhím kết hợp với nuôi Thỏ đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi năm. Anh Hòa trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.
Anh Hòa bắt đầu chuyển sang nghề nuôi Nhím từ năm 2008, trước đây đất ít anh trồng dừa, giá dừa lúc ấy bán không đủ để trang trải cuộc sống gia đình, anh phải hành nghề chài cá trên sông để có thêm thu nhập. Vậy mà mấy ai ngờ được mới gần 3 năm nay kể từ ngày chuyển sang nghề nuôi Nhím và nuôi Thỏ kết hợp anh Hòa đã trở thành hộ khá giàu ở địa phương.
Anh Hòa cho biết: “Ban đầu tôi cũng ngần ngại khi chọn mua Nhím giống bởi giá thành rất cao. Lúc đó tôi tích góp được một số vốn liều lĩnh mua 6 cặp Nhím giống với giá 60 triệu đồng. Sau một thời gian chăm sóc, Nhím phát triển nhanh không bị bệnh nên bước đầu tôi cũng an tâm. Mỗi ngày tôi chỉ cho Nhím ăn đầy đủ và dọn chuồng thường xuyên là đã đảm bảo cho Nhím phát triển mà không phải đầu tư thêm gì nữa. Vì vậy bước đầu tôi cũng phấn khởi bởi đây là loài vật dễ nuôi mà giá bán ra cũng tương đối cao”. Nuôi Nhím đem lại hiệu quả rất nhanh, Nhím con sau khi sinh sản nuôi dưỡng trong vòng 3 tháng là Nhím đã đạt trọng lượng 3 kg, bán được với giá 6 triệu đồng/cặp. Nhờ chăm sóc tốt và cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cho Nhím nên sau gần 5 tháng nuôi đàn Nhím đã bắt đầu sinh sản, anh Hòa đã nhân giống. Giới thiệu về mô hình nuôi Nhím anh Hòa cho biết: “Nhím là loài dễ nuôi, ít bị bệnh chăm sóc cũng không tốn công nhiều. Hiện tại anh Hòa đang nuôi 21 cặp Nhím mẹ và 4 cặp Nhím con. Thời gian qua đã có nhiều nơi đến hợp đồng mua Nhím thịt với giá từ 10 đến 20 triệu nhưng anh Hòa vẫn chưa bán anh để lại làm giống phát triển đàn".
Thường nuôi Nhím không nhốt chung đàn mà nhốt riêng ở từng ô, mỗi ô trung bình 1 cặp Nhím. Nhím có khả năng đề kháng tốt nên rất ít bị bệnh nhưng ở Nhím thường bị tiêu chảy, để khắc phục bệnh này khi Nhím bị tiêu chảy anh Hòa đã tiến hành cho Nhím ăn các loại chất chát như: chuối chát, rễ cau,… sẽ mau hết và Nhím sẽ khỏe mạnh trở lại bình thường. Nhím là loài ăn tạp, thức ăn của Nhím là rau, củ, quả. Mỗi năm Nhím sinh sản 2 lần, mỗi lần sinh sản từ 1 đến 2 Nhím con. Nhím mang thai 100 ngày sẽ bắt đầu sinh sản, thời gian sinh sản đến 2 hoặc 3 tháng sau Nhím con đạt trọng lượng khoảng 3 kg là bắt đầu bán được. Mỗi cặp Nhím con anh Hòa bán với giá 6 triệu đồng. Bình thường Nhím con ăn 2 kg thức ăn là rau, củ, quả mỗi ngày. Đối với Nhím mẹ cần bổ sung nhiều lượng thức ăn hơn để Nhím mau phát triển và sinh sản tăng đàn. Đối với Nhím mẹ mỗi năm đẻ 2 lứa, nuôi Nhím đảm bảo chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát vì thế cứ mỗi ngày anh Hòa tiến hành vệ sinh chuồng một lần, để tránh chuồng trại bị ô nhiễm gây bệnh cho Nhím. Mỗi năm gia đình anh Hòa bán trung bình 15 cặp Nhím con. Sau khi trừ đi các khoảng chi phí anh thu lãi trên 90 triệu đồngNgoài phát triển mô hình nuôi Nhím anh Hòa còn phát triển thêm nuôi Thỏ. Hiện tại đàn Thỏ nhà anh trên 400 con và 50 thỏ mẹ. Giá Thỏ hiện nay từ 45.000 - 47.000 đồng/kg cứ cách 10 ngày anh lại bán 100 kg Thỏ thu nhập gần 5 triệu đồng. Thức ăn của Thỏ là từ rau xanh và củ,… Nhím và Thỏ dễ nuôi, ăn nhiều rau củ như: rau lang, củ sắn,… nông dân có thể tận dụng trồng rau quanh vườn qua đó giảm chi phí, làm cho lợi nhuận cao và chủ động được nguồn thức ăn. Nuôi thỏ cho ăn đầy đủ Thỏ sẽ mau lớn, sinh sản nhanh, mỗi năm 1 con thỏ mẹ có thể đẻ từ 6 đến 7 lứa, mỗi lứa đẻ từ 7 - 8 con. Người nuôi Thỏ và Nhím chỉ lấy công làm lời không phải tốn nhiều chi phí đầu tư.
Nhím và Thỏ là loài động vật có sức đề kháng tốt ít bệnh. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của anh Hòa cần lưu ý thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thức ăn cho Thỏ và Nhím phải khô ráo không bị ẩm ướt. Mô hình nuôi Nhím và nuôi Thỏ kết hợp không phải tốn nhiều công chăm sóc chỉ cần nông dân mạnh dạn đầu tư sẽ mau cho hiệu quả kinh tế. Như vậy từ kết hợp nuôi Thỏ và nuôi Nhím mỗi năm anh Hòa thu lãi trên 150 triệu đồng mang về nguồn lợi kinh tế đáng kể đã giúp gia đình.
Hiện nay mô hình nuôi Nhím chưa phát triển mạnh chưa được nông dân đầu tư nhiều bởi nhiều bà con nông dân còn ngại vấn đề nuôi Nhím rất nặng vốn ban đầu vì giá con giống rất đắt, nhưng theo anh Hòa bà con nuôi Nhím rất an tâm mặc dù đầu tư nhiều nhưng hiệu quả đem lại cao không phải lo sợ về rủi ro khi chọn nghề nuôi Nhím
Related news
Trong năm 2014, Vinamilk cũng đã thu mua hơn 183 triệu kg sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kg sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kg), tăng 50,1% sản lượng và 58,6% giá trị. Trong cả nước, lượng sữa nguyên liệu Vinamilk thu mua của nông dân chiếm hơn 60%.
Dù đã áp dụng các biện pháp như dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại để phòng, chống đói, rét cho gia súc nhưng do rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo mưa tuyết nên nguy cơ đàn gia súc chết rét vẫn hiện hữu. Đó là lý do để bà con các thôn, bản vùng cao của huyện Sa Pa (Lào Cai) đưa trâu xuống các xã vùng thấp tránh rét.
Không hẹn trước nhưng thật may mắn, trong chuyến công tác mới đây nhất của chúng tôi tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã được “mục sở thị” đồng chí Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Diện “lăn lộn” với cơ sở. Nếu một người lần đầu đến Tiên Yên mà chỉ nhìn cách đồng chí Chủ tịch huyện “xắn tay áo” cùng với cán bộ huyện lo tìm đầu ra cho “món” thương hiệu gà Tiên Yên sẽ chẳng ai nghĩ đó là một trong những lãnh đạo đứng đầu huyện.
Thời gian gần đây, một vài hộ dân ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mạnh dạn đầu tư vốn, thực hiện mô hình chăn nuôi dê, bước đầu cho thu nhập khá từ việc bán dê giống và dê thịt. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bò nhập từ Úc về có trọng lượng khoảng 200 – 250 kg/con, được tiếp tục nuôi khoảng 6 tháng lên 500 – 550 kg mới xuất chuồng, bán cho Vissan và một số đơn vị giết mổ khác, trong đó, Vissan là ưu tiên hàng đầu.