Mở Rộng Diện Tích Trái Cây Đặc Sản Phục Vụ Xuất Khẩu

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Việc phát triển vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản chuyên canh nói trên nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cao, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả xuất khẩu.
Khắc phục tình trạng thiếu giống, hàng chục cơ sở tư nhân giàu kinh nghiệm tại Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang đã được đặt hàng sản xuất giống đạt chuẩn sạch bệnh.
Hàng trăm nông dân tại 8 tỉnh thành trên được tập huấn chương trình IPM trên cây có múi do Cục Bảo vệ Thực vật biên soạn.
Các tỉnh nêu trên vận động nông dân liên kết sản xuất trong hàng trăm tổ, nhóm liên kết, tổ hợp tác, truyền thụ kinh nghiệm trồng cây ăn quả cho nhau.
Một bộ phận nông dân còn được hướng dẫn sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP, GlobalGAP nhằm bảo đảm năng suất, hạ giá thành, bảo vệ môi trường.
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng hướng dẫn nông dân áp dụng nhiều biện pháp thâm canh mới như trồng dày, tạo tán, tỉa cành, bón phân hữu cơ, xử lý ra hoa mùa nghịch, tăng đậu quả.
Viện Nghiên Cứu cây ăn quả miền Nam kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện thành công ứng dụng kỹ thuật xử lý tiền thu hoạch giúp nâng cao tỷ lệ trái xoài đạt phẩm chất; bảo quản bưởi Năm Roi, cam sành tươi trong hai tháng, trái thanh long bảo quản được sáu tuần nhằm phục vụ xuất khẩu.
Từ đầu năm đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất sang Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc 161.000 tấn trái cây đặc sản.
Related news

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Không để cái nghèo đói đeo bám khi quanh năm gắn bó với ruộng nương, lão nông Păng Ting Sin đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và ông đã thành công với 1ha hoa hồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

"Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”

Mục tiêu của TP.Hội An là phát triển nông nghiệp xanh và sạch để làm động lực cho phát triển bền vững ngành thương mại - du lịch trong những năm tới.

Đây là khởi động thực hiện chương trình hợp tác phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp giữa 2 tỉnh Lào Cai – Lâm Đồng.