Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo Thương Hiệu Tôm Sạch Để Vươn Xa

Tạo Thương Hiệu Tôm Sạch Để Vươn Xa
Publish date: Monday. June 24th, 2013

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc sở nn&ptnt, cho biết, để “gỡ rối” cho nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong tình hình khó khăn như hiện nay, Sở đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang tính bền vững và đang phát huy hiệu quả.

Được triển khai gần 10 năm, dự án “nuôi tôm sinh thái” tại Lâm ngư trường 184 (nay thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển) do Đại sứ quán Thụy Sĩ làm chủ đầu tư đã mang lại kết quả khả quan và mở ra nhiều cơ hội cho cư dân sống dưới tán rừng.

Từ 140 hộ tham gia khi mới triển khai dự án với diện tích gần 600 ha, hiện nay đã có tới 1.200 hộ dân thuộc khu vực xã Tam Giang (huyện Năm Căn) và Tam Giang Tây (huyện Ngọc Hiển) tham gia với tổng diện tích gần 5.000 ha, tăng gấp 8 lần so với ban đầu.

Bền vững từ nuôi tôm sinh thái

Ông Lê Trung Nghĩa, điều phối viên dự án, cho biết, trước xu hướng của thế giới đang ngày càng ưa chuộng những sản phẩm “sạch”, chất lượng, nuôi tôm theo loại hình này rất phù hợp với thị trường. Theo quy trình, con tôm hoàn toàn được nuôi trong điều kiện tự nhiên.

Những vuông tôm nằm dưới những tán rừng đước là môi trường lý tưởng. Mô hình này có thể bảo vệ được hệ sinh thái rừng và người nuôi tôm không những không phải lo đầu ra sản phẩm vì tất cả được Công ty Camimex thu mua với giá cao hơn 20% so với thị trường.

Anh Lư Minh Thảo (ấp Bông Súng, xã Tam Giang, huyện Năm Căn) có hơn 7 năm tham gia mô hình, cho biết, mặc dù bước đầu năng suất chỉ đạt khoảng 350-450 kg/ha/năm, nhưng cái nông dân có được là sự bền vững vì năng suất thu hoạch ổn định. Từ đó, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cũng được nâng lên.

Thực tế cho thấy, mô hình này giảm tối đa những rủi ro về dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay, góp phần ổn định rất lớn sản lượng tôm nguyên liệu Cà Mau cũng như giảm thấp nhất mức thiệt hại mà người nuôi tôm sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.

Theo Naturland (Cơ quan chứng nhận sản phẩm sinh thái quốc tế - Đức), sản phẩm tôm sạch phải đạt 15 tiêu chí. Ngoài việc hộ nuôi phải xây dựng “nhật ký nuôi tôm sinh thái” gắt gao theo yêu cầu từ phía đối tác, thì tiêu chí không được sử dụng hoá chất, kháng sinh và bảo đảm sinh thái rừng (theo tỷ lệ 50% rừng - 50% diện tích nuôi tôm) được đặt lên hàng đầu.

Cái lợi của việc thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái là đầu tư kinh phí ít, dễ thực hiện. Vừa thu nhập cao, ổn định, con giống lại được kiểm định chất lượng nên người dân rất an tâm thực hiện.

Đột phá với nuôi quảng canh cải tiến

Nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) cũng được xem là một trong những mô hình hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Ông Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cho rằng, trước những rủi ro của dịch bệnh, biến động của thời tiết thì nuôi tôm QCCT là hình thức đang được nhiều người dân quan tâm. Bởi lẽ nó không những là mô hình “ăn chắc mặc bền”, giảm chi phí, ít rủi ro mà còn nâng cao năng suất.

Hơn 4 năm qua, mô hình này từng bước khẳng định tính bền vững. Từ diện tích chỉ hơn 1.000 ha, nay tăng lên trên 20.000 ha. Trong đó, dẫn đầu là huyện Đầm Dơi, Cái Nước... Các địa phương này tổ chức nhiều hội thảo điển hình rút kinh nghiệm từng năm, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật tại hiện trường để người dân nắm bắt kinh nghiệm, kịp thời xử lý những rủi ro, nâng năng suất từ 250 kg/ha/năm lên đến 600-800 kg/ha/năm.

Anh Võ Văn Quân (ấp Mỹ Điền, xã Đông Thới, huyện Cái Nước) là một trong những hộ nuôi tôm QCCT đạt hiệu quả cao, khẳng định: “Cái lợi lớn nhất mà mô hình mang lại cho nông dân chính là làm thay đổi thói quen, tập quán canh tác. Trước đây, làm ăn theo kiểu “5 ăn, 5 thua”, cứ thả tôm xuống vuông rồi phó mặc cho trời”.

Trong khi tình hình sản xuất thuỷ sản đang gặp khó khăn thì mô hình nuôi tôm QCCT được xem như “chiếc phao” để người nuôi tôm duy trì, phát triển sản xuất.

Kỹ sư thuỷ sản Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, nhấn mạnh: “Để từng bước tháo gỡ khó khăn, đem lại sự ổn định, bền vững cho nghề nuôi tôm, Sở đã có kế hoạch mở rộng diện tích nuôi tôm QCCT lên trên 30.000 ha trong năm 2013.

Đồng thời giữ diện tích tôm sinh thái (tôm - rừng) nhưng tăng cường ứng dụng kỹ thuật để tăng năng suất. Xúc tiến phối hợp các tổ chức quốc tế để được chứng nhận tôm sinh thái, tăng lợi nhuận, phát triển nghề nuôi tôm bền vững hơn”.

Để đạt mục tiêu trên, điều quan trọng là Cà Mau phải biết nắm bắt cơ hội, tạo dựng thương hiệu cho con tôm “sạch” để nó có chỗ đứng trên thị trường thế giới.


Related news

Bứt phá nông nghiệp ven đô Bứt phá nông nghiệp ven đô

Xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ) đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới và quan trọng hơn, địa phương đang thử nghiệm thành công nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Thursday. September 3rd, 2015
Ớt a riêu hương vị của núi rừng Ớt a riêu hương vị của núi rừng

Từ một loại cây mọc hoang trong rừng, giờ đây ớt a riêu ở xã Ma Cooih (huyện Đông Giang) được nhiều người biết đến và trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Thursday. September 3rd, 2015
Ông chủ trẻ khởi nghiệp từ tay trắng Ông chủ trẻ khởi nghiệp từ tay trắng

Theo đuổi ước mơ nơi giảng đường đại học, tốt nghiệp và kiếm được việc làm ổn định, song chàng thanh niên Võ Ngọc Sơn (quê Đại Minh, Đại Lộc) lại quyết định rẽ sang lối đi khác ít ai ngờ tới: về quê đầu tư chăn nuôi. Sau bao phen thành bại, nay Sơn đã có nguồn thu tiền tỷ mỗi năm từ trang trại chăn nuôi tổng hợp.

Thursday. September 3rd, 2015
Qua Hàn Quốc học cách trồng sâm Qua Hàn Quốc học cách trồng sâm

Những người nông dân ở Hamyang, một huyện miền núi xa xôi của tỉnh Gyeongsang (Hàn Quốc) đã trở nên giàu có nhờ trồng sâm núi (Wild Ginseng). Và mới đây, một đoàn nghiên cứu của chính quyền huyện Nam Trà My - nơi có loài sâm Ngọc Linh nổi tiếng, đã qua tận vùng núi xa xôi của Hàn Quốc này để học cách trồng sâm…

Thursday. September 3rd, 2015
Chính phủ hỗ trợ Quảng Nam 10 nghìn lít hóa chất sát trùng Han-Iodine Chính phủ hỗ trợ Quảng Nam 10 nghìn lít hóa chất sát trùng Han-Iodine

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ NN&PTNT xuất cấp (không thu tiền) cho Quảng Nam 10 nghìn lít hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia để ngành liên quan và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh duy trì thường xuyên khâu vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc nhằm ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát những loại dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi.

Thursday. September 3rd, 2015