Mô Hình Nuôi Đa Canh, Đa Con Kết Hợp Khép Kín
Vào những ngày này, chúng tôi có dịp gặp gỡ và trao đổi với ông Nguyễn Văn Quýt cư ngụ ở ấp Phước Thạnh, xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ông là người thành công với mô hình nuôi đa canh, đa con kết hợp khép kín với quy mô diện tích gần 03 ha. Nhờ biết tận dụng diện tích đất sẵn có và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm, ông đã thực hiện thành công mô hình sản xuất tổng hợp...
... 02 vụ tôm sú kết hợp 01 vụ cua, cá rô phi, 01 vụ lúa kết hợp với tôm càng xanh, cá sấu, mỗi năm thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng. Năm 2010, là năm ông thành công nhất với mô hình này và đã thu về gia đình hơn 260 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lãi trên 180 triệu đồng. Khi tham quan mô hình của ông, chúng tôi thấy rằng yếu tố quyết định thành công của mô hình này là ông Quýt biết kết hợp một cách khoa học các đối tượng nuôi và bố trí lịch thả nuôi hợp lý.
Với mô hình Tôm sú, Cua ông bố trí thả nuôi từ tháng 01 đến tháng 08 dương lịch thu hoạch dứt điểm, theo ông trong khoảng thời gian này nước trong thời gian này độ mặn trong vuông còn cao nên thả tôm, cua phát triển tốt ít bị bệnh. Nên đầu tháng 1 dương lịch, sau khi thu hoạch vụ lúa trên đất tôm xong, ông tiến hành cải tạo vuông thả 60.000 con tôm giống, sau khoảng 3 tháng nuôi ông bắt đầu thu hoạch tôm vụ 1. Đối với tôm vụ 2, khi ông thả tôm vụ 1 khoảng 2,5 tháng, thì ông cải tạo ao dèo thả 60.000 con tôm giống vụ 2, sau khi thu hoạch hết tôm vụ 1, ông xử lí nước trong vuông thấy màu nước tốt, chuyển tôm trong ao dèo ra vuông nuôi.
Theo ông làm như vậy vừa tranh thủ được thời gian, vừa tránh được mầm bệnh từ vụ tôm trước lây qua vụ tôm sau. Còn Cua sau khi thả tôm sú được 01 tháng, ông tiến hành cải tạo ao dèo, thả 2.000 con cua giống. Theo ông để dèo cua đạt tỷ lệ sống cao, ao dèo phải thuốc sạch cá tạp, đặc trà để cho cua trú ẩn, đồng thời bổ sung thức ăn cho cua. Cua được ương trong ao dèo 15 ngày, chuyển ra vuông nuôi. Trong thời gian nuôi, ông thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước, định kỳ thay nước vuông nuôi, bón phân, vôi, vi sinh ... để ổn định môi trường nước vuông nuôi, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, cua. Sau 7 tháng nuôi, ông tiến hành thu hoạch 02 vụ tôm sú được 130 triệu, trừ chi phí còn lãi 95 triệu. Thu cua được 12 triệu đồng, trừ chi phí ông còn lãi khoảng 10 triệu đồng. Riêng cá sấu, từ khi phong trào nuôi cá sấu phát triển mạnh ở huyện Phước Long, năm 2008 ông bắt đầu xây hồ thả nuôi 70 con cá sấu. Năm 2010, ông thu hoạch cá sấu được 110 triệu trừ chi phí còn lãi khoảng 60 triệu.
Đối với trà lúa trên đất tôm, Ông thực hiện đúng theo qui trình canh tác mà ngành nông nghiệp khuyến cáo, thực hiện theo đúng lịch thời vụ. Đầu tháng 08 dương lịch khi trời mưa nhiều, ông cải tạo vuông (rửa mặn, phèn ...), đến đầu tháng 09, ông chọn giống lúa ngắn ngày OM 6976 xuống giống trên diện tích 2,2 ha, kết hợp thả 30.000 giống tôm càng xanh, cá rô phi. Theo ông làm lúa ngắn ngày ta thu hoạch được sớm, tranh thủ được thời gian cải tạo vuông nuôi kỹ, thả tôm sú ít bị bệnh, tôm mau lớn. Còn tôm càng xanh ông bố trí thả giống vào khoảng tháng 7 dương lịch, khi độ mặn trong vuông nuôi khoảng 120/00.
Ông nói thả Tôm càng xanh trể vào khoảng tháng 8-9 dương lịch, thời gian nuôi ngắn khi thu hoạch kích cỡ tôm càng xanh không được lớn, bán giá không được cao. Tôm càng xanh được ương trong ao dèo 20 ngày, khi sạ lúa xong, ông chuyển tôm ra vuông nuôi. Theo ông Quýt để mô hình nuôi tôm càng xanh xen lúa đạt hiệu quả cao thì khâu chăm sóc và quản lí rất quan trọng, trong canh tác lúa, ông chương trình “3 giảm 3 tăng” mà ngành nông nghiệp khuyến cáo, theo dõi sự phát triển lúa, bón phân cân đối, sử dụng các loại thuốc như: Amittatop, Tilt, Flash... để phòng và trị bệnh cho lúa. Đối với tôm càng xanh, định kỳ thay nước, bón vôi,... vuông nuôi, để ổn định môi trường nước, tạo điều kiện cho tôm lên ruộng lúa tìm thức ăn, kích thức tôm lột lột xác, mau lớn. Đến tháng 12, ông tiến hành thu hoạch lúa, năng suất đạt 37 giạ/công, bán được 79 triệu đồng, trừ chi phí ông còn lãi 45 triệu, tôm càng xanh thu hoạch được 210 kg bán được 24 triệu, trừ chi phí ông còn lãi 15 triệu, còn cá phi thu hoạch hằng ngày cho cá sấu ăn.
Ông phấn khởi nói trong năm 2011, đến thời điểm này, ông thu hoạch được 02 vụ tôm sú được 115 triệu đồng, 1 vụ cua được 10 triệu, hiện nay ông đã xuống giống xong lúa trên đất tôm và chuyển tôm càng xanh trong ao dèo ra vuông nuôi, còn trong hồ ông thả 100 con cá sấu được 06 tháng, cá sấu, lúa và tôm càng xanh hiện phát triển rất tốt năm nay gia đình ông hứa hẹn có một vụ mùa bội thu.
Với những nỗ lực và thành công đạt được trong những năm qua, ông vinh dự được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của UBND huyện, tỉnh. Ông cũng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với bà con nông dân để ngày càng có nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn.
Related news
Tuyến kênh N4A (dài hơn 1 km) chạy qua các xóm Lượt 1, Lượt 2 và tuyến kênh nhánh qua xóm Cầu Đá, Cây Thị, xã Thịnh Đức (T.P Thái Nguyên) mới được Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng cuối năm 2014.
Ông Tự cho biết tàu PY-90235-TS xuất bến vào rằm tháng 11 âm lịch, dự kiến ăn Tết ngoài biển nhưng vì trúng cá nên ông cho tàu vào sớm để bạn thuyền đón năm mới cùng gia đình. Chưa bán cá nhưng ông Tự nhẩm tính với giá 145.000 đồng/kg, mỗi con câu được đều trên 50 kg, trừ chi phí, mỗi bạn thuyền được chia khoảng 10 triệu đồng. Riêng ông là chủ tàu sẽ có lãi khoảng 60 triệu đồng.
Hiện các hộ nuôi đang tập trung tận thu các sản phẩm thủy sản, chuẩn bị vật tư thiết bị cải tạo ao đầm phục vụ cho vụ nuôi xuân hè. Các trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm theo dõi diễn biến của thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và con nuôi thương phẩm.
Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.
Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.