Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt
Sở Khoa học và Công nghệ An Giang vừa nghiệm thu mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt bằng thức ăn công nghiệp và bán công nghiệp, hạ giá thành sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho người nuôi cá.
Dự án do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì, kỹ sư Ngô Thị Hạnh chủ nhiệm mô hình. Tổng kinh phí thực hiện hơn 688 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ gần 378 triệu đồng.
Trung tâm Giống thủy sản An Giang cho biết: Dự án đã triển khai tại 4 huyện, mỗi huyện chọn 2 xã điểm xây dựng nông thôn mới để thực hiện, gồm: Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh (Thoại Sơn); Vĩnh Lợi, Vĩnh Bình (Châu Thành); Tân Hòa, Bình Thạnh Đông (Phú Tân); Núi Voi, Vĩnh Trung (Tịnh Biên). Dự án đã thực hiện thành công 4 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lóc cho 160 nông dân tham gia.
Nội dung tập huấn trang bị những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học cá lóc, kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt, kỹ thuật quản lý môi trường và nước thải, phòng trị bệnh. Sau tập huấn, tiến hành thực hành thiết kế xây dựng bể lót bạt, chọn giống, xử lý giống trước khi thả, tập cho cá sử dụng thức ăn công nghiệp và theo dõi tốc độ tăng trưởng; hướng dẫn các bộ test đo yếu tố môi trường và cách xử lý mẫu cá bệnh…
Tiếp đó, xây dựng 20 mô hình nuôi cá trong bể lót bạt sử dụng thức ăn công nghiệp. Bể nuôi diện tích 15 m2, bạt cao su lót loại 2 mặt (khổ 6m). Mật độ nuôi 100 con/m2, cỡ giống thả 200 - 220 con/kg, số lượng giống thả 1.500 con/mô hình, diện tích bể nuôi 15 m2, sử dụng thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm dao động từ 40 - 42% đạm.
Kết quả thực nghiệm mô hình cho thấy, các yếu tố thủy lý hóa môi trường nước đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá nuôi tăng trưởng và phát triển. Tỷ lệ sống của cá nuôi thương phẩm dao động từ 58,5 - 80%, năng suất cá đạt từ 20,7 - 54,9 kg/m2.
Trọng lượng cá nuôi lúc thu hoạch dao động 330 - 683 gram/con, sản lượng thu hoạch 310 - 823,3 kg/15 m2. Tỷ suất lợi nhuận cao nhất là mô hình nuôi cá lóc đầu nhím tại huyện Tịnh Biên 38,8%, thấp nhất là mô hình nuôi cá lóc đầu vuông tại huyện Châu Thành 19,7%.
Theo đánh giá của Trung tâm Giống thủy sản An Giang, các mô hình đều có lợi nhuận dao động từ 1,687 - 4,046 triệu đồng/vụ/bể, tỷ suất lợi nhuận đạt từ 19 - 32%. Ông Trịnh Văn Duyên, một trong những nông dân nuôi thành công ở huyện Châu Thành cho biết: Mô hình đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp cho các hộ ít vốn sản xuất, tận dụng những khoảng đất trống xung quanh nhà và tiết kiệm nhân công quản lý để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Các hộ nông dân khác cũng đồng tình: Mô hình này hạn chế được tình trạng gây ô nhiễm môi trường - vấn đề bức xúc hiện nay. Tuy nhiên, để phát triển bền vững mô hình nuôi cá lóc thương phẩm cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để có thị trường tiêu thụ ổn định, giúp người nuôi an tâm sản xuất; đồng thời cần tuyển chọn đàn cá bố mẹ để sản xuất con giống đạt chất lượng cung cấp cho người nuôi.
Nuôi cá lóc trong bể lót bạt góp phần tạo vùng nguyên liệu cá lóc thương phẩm ổn định cung cấp cho các cơ sở làm khô, mắm nổi tiếng ở An Giang. Từ kết quả thực nghiệm cho thấy, người dân vùng nông thôn có khả năng ứng dụng và phát triển mô hình sản xuất giống - nuôi cá lóc thương phẩm trên bể lót bạt bằng thức ăn công nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Related news
Nuôi cá lóc thịt trong mùng lưới (vèo) xuất hiện ngẫu nhiên tại vùng lũ những năm gần đây. Người dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến dùng lưới thưa để tiện việc quản lý và cho cá ăn nhằm hạn chế thiệt hại.
Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.
Thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa càng sôi động, chính là động lực thúc đẩy người chăn nuôi đầu tư mạnh, khiến diện tích các ao, hầm và mặt nước sông ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp tăng rất đang kể trong thời gian gần đây. Bên cạnh hai loại cá tra, ba sa, ở ĐBSCL còn có một loại cá có chất lượng thịt rất ngon được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và hy vọng có ngày được góp mặt với bè bạn năm châu, đó là cá bông. Để giảm tỉ lệ hao hụt trong chăn nuôi và chất lượng thịt ngon đáp ứng yêu cầu thị trường, chọn con giống là khâu quan trọng đối với người nuôi.
Cá quả thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là : Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.
Cá quả thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là : Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.