Home / Cá nước ngọt / Cá lóc

Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con Và Cá Lóc Thịt

Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con Và Cá Lóc Thịt
Publish date: Tuesday. January 31st, 2012

Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.

Nuôi cá lóc con

Trước khi nuôi cá lóc phải dọn tẩy ao sạch sẽ để cho sinh vật phù du phát triển mạnh mới thả cá bột vào ao. Mật độ ương 5-10 vạn con/mẫu. Sau khi thả 7-8 ngày chưa cần cho cá ăn, sau đó một mặt vừa bón phân vào ao, mặt khác vớt động vật phù du bổ sung vào cho cá ăn (3-4 kg động vật phù du cho một vạn cá). Nuôi như vậy 18-20 ngày thấy cá có màu vàng, trên thân xuất hiện vảy, sau đó chuyển sang màu đen, thân dài 3-6cm, tỉ lệ sống khoảng 60-65%, nuôi tiếp 20 ngày nữa cá đạt 6cm, lúc này bắt đầu cho cá ăn tôm, tép, cá con hay thức ăn chế biến có đạm cao. Nuôi trong 2 tháng cá đạt cỡ 9-12cm thành cá giống đưa ra ao lớn nuôi thành cá thịt.

Nuôi cá thịt ở ao

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nuôi thử nghiệm cá lóc với cá rô phi (dùng cá rô phi làm thức ăn cho cá lóc).

Diện tích ao: 35m2.

Độ sâu: 70-80cm.

Mật độ thả: 0,5-1con/m2.

Qua 4 tháng nuôi cỡ cá lóc 80-100g/con, lớn được 350g/con. Tính ra cứ 4 kg cá rô phi con được 1kg cá lóc thịt.

Nuôi cá lóc ghép với cá nuôi khác

Diện tích ao: 200m2. Trên bờ ao bằng phên nứa cao 0,4m, thả bèo tây chiếm 5% diện tích ao nuôi. Nuôi ghép cá lóc với cá mè, trôi, chép, rô phi, diếc. Thức ăn bằng phân lợn ủ, mỗi tuần bón 2 lần. Mỗi lần 0,1-0,15kg/m3 nước.

Kết quả qua 3 tháng nuôi sản lượng nuôi ghép cá lóc tốt hơn ao nuôi khác và khống chế được sự sinh sản của cá rô phi, cá diếc, chưa thấy ảnh hưởng đến sinh trưởng cá khác. Tốc độ lớn của các loài cá nuôi trong ao là: cá lóc 147g/con, cá mè 120g/con, cá trôi 40g/con, cá rô phi 70g/con.


Related news

Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Lóc Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Lóc

Diện tích 200-1000 m2, giữ nước được trong mùa kiệt và không bị nậgp trong mùa lũ. Nguồn nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn. Cấp thoát nước chủ động, độ sâu 1,2-1,5 m.

Tuesday. December 24th, 2013
Ðặc Điểm Sinh Học Của Cá Quả Ðặc Điểm Sinh Học Của Cá Quả

Cá quả thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là: Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.

Sunday. December 29th, 2013
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cá Lóc Tại Trại Thực Nghiệm VIC Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cá Lóc Tại Trại Thực Nghiệm VIC

Trại chăn nuôi thực nghiệm VIC ngoài việc nuôi hiệu quả mảng gà, heo còn có mảng cá lóc. Cá lóc tại trại trước tiên được nuôi trong bể, sau một thời gian mới đưa xuống ao.

Friday. February 14th, 2014
Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Mùa Lũ Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Mùa Lũ

Sau cá tra, ba sa thì cá lóc là đối tượng nuôi khá phổ biến trong bà con nông dân, nhất là trong mùa nước nổi như hiện nay. Bởi vì cá lóc dễ nuôi, chúng ăn tạp nên mùa nước nổi này bà con có thể tận dụng nguồn cá tạp, ốc cua làm nguồn thức ăn để nuôi cá lóc và cho hiệu qủa cao.

Saturday. February 15th, 2014
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Công Nghiệp Trong Vèo Lưới Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Công Nghiệp Trong Vèo Lưới

Lối vào đã rợp bóng mát của hàng cây so đủa mà chị trồng để cải tạo đất và lấy lá để nuôi dê. Nhưng điều làm tôi thật sự chú ý lại là những vèo lưới lớn, nhỏ đủ cở được giăng dưới những ao mà trước đây là nơi nuôi cá lóc công nghiệp.

Monday. February 17th, 2014