Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Tại Xã Vùng Cao Đồng Văn

Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Tại Xã Vùng Cao Đồng Văn
Publish date: Friday. March 4th, 2011

Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người dân trong xã làm theo.

Năm 1995, gia đình anh Lương Văn Say được xã Đồng Văn, Huyện Bình Liêu giao đất để đầu tư phát triển kinh tế. Theo lời anh kể, trước đây khu vực này còn  sót lại rất nhiều mìn do hậu quả của chiến tranh, những ngày đầu khi tiến hành làm trang trại theo mô hình tổng hợp, gia đình anh gặp không ít khó khăn, nhưng với nghị lực cùng mong muốn thoát nghèo đã thôi thúc anh mạnh dạn vay vốn đầu tư những giống cây, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường sống của vùng cao. Gia đình anh Say tiến hành nuôi dê từ năm 2005.

Ban đầu chỉ là 20 con, đến nay, số lượng đàn dê của gia đình anh có trên 40 con, cho thu nhập hàng năm từ 10 đến 15 triệu đồng. Trong quá trình nuôi, anh nhận thấy, việc nuôi dê đã tận dụng được  diện tích đồi núi rộng, hơn nữa chăn nuôi dê không chỉ cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh mà còn tận dụng được lao động nhàn rỗi. Đặc biệt, thức ăn của loài vật nuôi này lại dễ kiếm, chủ yếu là cỏ và lá cây do đó đã khai thác được tiềm năng đồi rừng của địa phương. Tuy nhiện, điều mà anh Say quan tâm đó chính là việc phòng bệnh cho dê để đàn dê của gia đình anh được đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng.

Nghề nuôi dê phát triển đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển vật nuôi tại xã Đồng Văn;  góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp của các địa phương miền núi nói chung và Đồng Văn nói riêng. Có thể  khẳng định, nghề chăn nuôi dê từ những hộ cá thể như gia đình anh Lương Văn Say đã giúp cho cơ cấu kinh tế của xã Đồng Văn có bước chuyển biến rõ nét.

Kết hợp chăn thả dê, gia đình anh Say đã mạnh dạn đầu tư nuôi thêm lợn rừng. Đây được xác định là loài vật nuôi thích nghi cao với điều kiện sống ở vùng cao như xã Đồng Văn. Trong quá trình nuôi anh thấy, nuôi lợn rừng chi phí thức ăn ít, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh tật. Giúp lợn thích nghi với điều kiện sống một cách tốt nhất, anh đã áp dụng nuôi nhốt kết hợp chăn thả bán hoang dã. Anh tiến hành dựng rào che chắn bằng lưới, bên trong có vườn cây và hệ thống chuồng có mái che, tạo không gian sạch sẽ thông thoáng để thả rong lợn; đồng thời sử dụng thức ăn từ các phu phẩm nông nghiệp như cám gạo, bột sắn, bột ngô….Ban đầu số vốn đầu tư cho trang trại tổng hợp của anh là con số 100 triệu, được vay từ nguồn vốn ngân hàng, đến nay con số đầu tư đã lên đến vài trăm triệu đồng.

Trên diện tích gần 20 ha, anh Say kết hợp trồng trên 500 gốc vải. Việc mạnh dạn đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại tổng hợp đã giúp gia đình anh xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu; đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương. Thế mạnh vườn đồi là thế nhưng cái khó khăn trước mắt đối với không chỉ gia đình anh Say nói riêng mà với đại đa số bà con vùng cao nơi đây vẫn xuất phát từ nguồn vốn vay để đầu tư. Đây thực sự là bài toán đặt ra cho các cấp chính quyền phải có hướng hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con Đồng Văn mạnh dạn phát triển làm kinh tế.

Xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu hôm nay đang từng bước thay da đổi thịt từ chính những tiềm năng, lợi thế của một xã vùng cao biên giới. Nhiều mô hình làm kinh tế mới như hứa hẹn những thành công trong thời gian tới. Tuy nhiên, để nhân rộng hơn nữa những mô hình trang trại tổng hợp, bà con xã Đồng Văn nói riêng và huyện Bình Liêu nói chung cần nhiều hơn nữa những chính sách hỗ trợ về vốn, giống cùng những định hướng cho việc phát triển kinh tế theo hướng lâu dài và bền vững./.


Related news

Đức Phú (Tánh Linh) Tập Huấn Chăn Nuôi Cho 35 Hội Viên Đức Phú (Tánh Linh) Tập Huấn Chăn Nuôi Cho 35 Hội Viên

Trong thời gian 2 tháng, các học viên sẽ được truyền đạt các nội dung về công tác giống, chuồng trại, thức ăn và dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo, vệ sinh phòng dịch và quản lý sản xuất trong trại heo, dược lý thú y, tham quan mô hình chăn nuôi trên địa bàn... Qua đó giúp hội viên nâng cao kiến thức, áp dụng vào chăn nuôi hiệu quả hơn.

Friday. July 18th, 2014
Gian Nan Là Chuyện Kênh Mương Nội Đồng Gian Nan Là Chuyện Kênh Mương Nội Đồng

Xây dựng thủy lợi nhỏ (kênh mương nội đồng) là một tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đối với Bình Thuận, một tỉnh khô hạn thì đó là tiêu chí càng khó thực hiện hơn, bởi lẽ, số lượng kênh nội đồng cần kiên cố hóa rất lớn nhưng thực lực kinh phí đầu tư cho chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.

Friday. July 18th, 2014
Cà Phê Chứng Nhận Tìm Đầu Ra Thông Thoáng Cà Phê Chứng Nhận Tìm Đầu Ra Thông Thoáng

Theo TS Trần Công Thăng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), đầu vụ cà phê 2014/2015, giá cà phê đang có diễn biến khác quy luật. Cụ thể, nếu như trước đây, khi vào vụ mới, giá cà phê thường giảm, thì ngược lại, giá cà phê trong nước và giá cà phê XK đều đang tăng.

Friday. December 5th, 2014
Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa Lên Đến 13.700 Tỉ Đồng Mỗi Năm Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa Lên Đến 13.700 Tỉ Đồng Mỗi Năm

TS Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết như vậy vào hôm qua (17/7), trong buổi báo cáo chuyên đề về thực trạng và giải pháp sau thu hoạch, góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL tại Techmart công nghệ sau thu hoạch 2014 ở Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM.

Friday. July 18th, 2014
Lấy Lại Niềm Tin Cây Mía Lấy Lại Niềm Tin Cây Mía

Nay đã có câu trả lời, niên vụ ép này Cty Đường Bình Định bắt đầu khởi động vào ngày 4/12/2014, giá thu mua cao, cam kết trả tiền sau 3 ngày. Vụ trồng mía 2014-2015, Cty vẫn tiếp tục có chính sách đầu tư cho cả 2 vùng nguyên liệu Bình Định và Đông Gia Lai.

Friday. December 5th, 2014