Nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chăn nuôi bò sữa, và khắc phục tình trạng thiếu lao động, thì cơ giới hoá trong chăn nuôi bò sữa đang từng bước tháo gỡ gánh nặng, nổi lo cho người nông dân về chất lượng nguồn lực lao động, và cũng là giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong tình hình sản xuất hiện nay.
Qua thực tiển phát triển đàn bò sữa của các hộ tham gia thực hiện mô hình “chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh” tại xã Trung An, An Nhơn Tây, Phước Thạnh, Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi (TP. HCM), do trạm Khuyến nông Củ Chi triển khai: 7 máy vắt sữa/7 hộ, cho thấy việc tăng cường chọn lọc, cơ cấu giống tốt thì việc xây dựng chuồng trại, cải tạo môi trường, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò cũng được từng bước cơ giới hoá: máy vắt sữa, máy băm cỏ, hầm biogas, trang thiết bị bảo quản sữa… đều được nông dân học hỏi, tham gia và hưởng ứng nhiệt tình trong sản xuất của mình.
Các hộ chăn nuôi bò sữa đã thấy rõ lợi ích trong việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu vắt sữa bằng máy. Hiệu quả kinh tế mang lại cho thấy: vắt sữa bằng máy sản lượng sữa tăng thêm trên mỗi hộ bình quân là 0,5 kg sữa/con/ngày (tính cho 08 con cái vắt sữa cho thấy: 0,5 kg sữa/ngày x 8 con x 305 ngày x 11.000 đ/kg => thu lợi khoảng 13.420.000 đ). Ông Lê Văn Trung cho biết từ ngày sử dụng máy vắt sữa thì gia đình giảm được công lao động, bảo đảm sữa không nhiễm vi sinh, hạn chế ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, giá bán sữa được công ty thu mua với mức cao nhất.
Mô hình cần được xã hội hóa để đáp ứng rộng rãi nhu cầu các hộ nuôi bò sữa hiện nay trên địa bàn nói riêng và các quận huyện thành phố nói chung. Địa phương cần tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn quỹ hỗ trợ nông dân mua máy móc trong sản xuất, tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển chăn nuôi mạnh hơn nữa vào tương lai.
Related news
Chủ Động Cho Sản Xuất Vụ Xuân Thời điểm này, nông dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Trên cánh đồng của xóm Hoàng Gia, xã Nam Hòa, nhiều người dân đang làm đất để chuẩn bị gieo cấy lúa. Chị Nguyễn Thị Xuân, một người dân trong xóm cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy 5 sào lúa, chủ yếu là giống Khang dân.
Wednesday. February 11th, 2015
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Hiệp Hội Mía Đường Lam Sơn Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2014 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc... Nhờ vậy, sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, năm 2014 công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.
Wednesday. February 11th, 2015
Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Mía Nguyên Liệu Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Wednesday. February 11th, 2015
Toàn Tỉnh Đã Gieo Cấy 38.628 Ha Lúa Chiêm - Xuân 2014-2015 Tại huyện Thọ Xuân, để hoàn thành mục tiêu gieo cấy 7.300 ha lúa chiêm-xuân 2014-2015, cùng với việc khẩn trương thu hoạch diện tích cây trồng vụ đông, bà con nông dân trong huyện đã tập trung gieo cấy. Năm nay, nhờ đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy, nên đến nay, toàn huyện đã gieo cấy được hơn 6.000 ha lúa, chiếm hơn 80% diện tích.
Wednesday. February 11th, 2015
Đào Tiên Hồ Lô Ra Thị Trường Tết Ông Võ Hồng Quốc, một nông dân ấp Phú Trí A, cho biết gia đình ông trồng thử nghiệm trên khoảng 80 gốc cây đào tiên, tạo hình thành công 300-400 trái đào tiên hình hồ lô có chữ tài lộc.
Wednesday. February 11th, 2015