Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân

Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.
Anh Thái Văn Phương ở thôn 1, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên là một trong những hộ có diện tích nuôi sò, cho biết “Hôm trước, sò của gia đình tôi vẫn bình thường, nhưng chỉ sau một đêm thấy vỏ sò nổi lềnh bềnh trên mặt nước, Thay vì việc thuê nhân công thu hoạch sò thịt như những năm trước đây, thì trong những ngày này gia đình chúng tôi phải bất đắc dĩ thuê nhân công đi lượm vỏ sò chết”.
Năm nay, gia đình anh Phương đầu tư hơn 300 triệu đồng, mua hơn 4,5 tấn sò giống để thả trên 2 ha diện tích mặt nước. Những tưởng sẽ gặt hái một vụ mùa bội thu, nào ngờ sò lại chết hàng loạt (khoảng hơn 4 tấn sò thịt), thiệt hại hơn 150 triệu đồng.
Không chỉ riêng gia đình anh Phương mà tất cả các hộ dân nuôi sò ở thôn 1, Cẩm Lĩnh cũng đang gánh chịu rủi ro này.
Toàn xã Cẩm Lĩnh có khoảng 12 ha diện tích nuôi sò của 8 hộ dân, mỗi năm thu về hàng tỉ đồng. Tuy nhiên vụ sò năm nay, hàng chục tấn sò thịt bị chết thì thiệt hại hơn 600 triệu đồng, chưa kể tiền để thuê nhân công đi vớt sò chết.
Ông Phạm Xuân Hạnh, Chủ tịch hội Nông dân xã Cẩm Lĩnh cho biết: “Sau khi nhận được thông tin từ người dân, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra, nhưng đến nay chúng tôi vẫn không biết rõ nguyên nhân vì đâu. Sau một vụ sò thất bại như thế này sẽ làm cho các hộ dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn”.
Related news

Đến nay, hơn 200 hộ dân tại khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nhận đủ 16.000 cọc bê tông của huyện hỗ trợ để làm giàn su su với diện tích 90 ha. Số cọc bê tông này có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng.

Việt Nam đang phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn hạt điều mỗi năm cho ngành chế biến nhân điều xuất khẩu. Trong khi đó, nông dân lại đang đua nhau chặt bỏ loại cây trồng chủ lực này do hiệu quả kém.

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.

Sau mùa trái cây vụ tết, ông Nguyễn Văn Sơn, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, giá các loại bưởi luôn ở mức cao (nhất là bưởi da xanh), thương lái đến vườn mua bưởi da xanh loại 1 (bình quân 1,5 kg/trái) với giá 60.000 đồng/kg, loại 2 cũng lên đến 45.000 - 50.000 đồng/kg.

Nhờ dự án hỗ trợ bò sinh sản của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 50 hộ nghèo của 5 xã đặc biệt khó khăn ở huyện vùng cao biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa) đang dần thoát nghèo, ổn định cuộc sống.