Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi
Publish date: Tuesday. October 8th, 2013

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

Ở hai ấp 2, 3, hàng chục gia đình chuyên trồng tre với diện tích khoảng 100 ha. Trồng tre điền trúc đầu tư không lớn, lại dễ chăm sóc. Cây ra măng vào mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, rộ nhất vào các tháng 6, 7, 8.

Gia đình chị Nguyễn Thị Kiều Oanh ở tổ 5, ấp 3, xã Thành Tâm trồng 2 ha tre điền trúc lấy măng. Cách một ngày gia đình chị thu măng một lần. Vào chính vụ mỗi ngày chị thu được khoảng 300kg măng. Giá đầu mùa 26 ngàn đồng/kg, vào chính vụ giảm còn 10 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình chị Oanh thu trên 120 triệu đồng từ bán măng tre. Chị Oanh cho biết: “Mấy năm gần đây giá măng cao nên người dân trồng tre nhiều”. Hiện măng đã cuối vụ nên gia đình chị Oanh đang đầu tư làm cây giống.

Anh Tô Tấn Thành ở ấp 2, xã Thành Tâm gắn bó với tre điền trúc nhiều năm. Anh trồng khoảng 1,5 ha tre lấy măng đang trong thời kỳ khai thác tốt nhất. Mỗi vụ 1 ha tre cho thu 20 tấn măng, trừ chi phí anh Thành thu gần 100 triệu đồng. Cây tre và măng không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, dễ trồng, thu hoạch không phụ thuộc vào thời tiết. Anh Thành cho biết: “Trồng tre một năm đã cho thu hoạch, chỉ cần một người chăm sóc được 2 ha. Giá măng trái mùa 25-26 ngàn đồng/kg. Thu nhập cao mà không sợ rủi ro khi thu hoạch”.

Khác những nông dân trong ấp, vào cuối mùa vụ thì chuyển qua làm cây giống để bán, anh Thành lại chặt những cây tre già, đồng thời đào đất, đắp gốc, bón phân, tưới nước cho cây để thu hoạch mùa măng trái vụ.

Trồng tre lấy măng vốn đầu tư ít, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, cây tre rất dễ sống, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Cái hay, cái lợi của trồng tre lấy măng là chỉ cần trồng một lần thu hoạch liên tục trong nhiều năm. Hơn nữa, tre có thể trồng được ngoài rẫy, vườn, tận dụng diện tích đất ở ven bờ ao, bờ suối.

Vụ măng năm 2012-2013 giá măng tăng từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg, nên những gia đình trồng tre lấy măng rất phấn khởi. Cây tre đã góp phần làm giàu cho nhà nông.


Related news

Người Dân Phấn Khởi Vì Sắn Được Mùa, Được Giá Người Dân Phấn Khởi Vì Sắn Được Mùa, Được Giá

Những chiếc ô tô chở nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa làm việc liên tục trong ngày, vượt qua những dốc đồi cách trở để đến tận rẫy thu mua sắn của nông dân. Trên những đồi sắn, những hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất..

Thursday. November 6th, 2014
Hiệu Quả Từ Trồng Cỏ Nuôi Bò Ở Thôn Bắc Bình Hiệu Quả Từ Trồng Cỏ Nuôi Bò Ở Thôn Bắc Bình

Vùng đất trồng cỏ bây giờ vốn là vùng trồng màu trọng điểm của thôn Bắc Bình. Đất gần sông nên khá màu mỡ, vì vậy khi thầy trò Trường Đại học Nông lâm Huế về vận động người dân thí điểm dự án trồng cỏ nuôi bò trên vùng đất này thì dân ở đây không đồng tình.

Thursday. November 6th, 2014
Báo Chí Nga Viết Về Kinh Tế Việt Nam Báo Chí Nga Viết Về Kinh Tế Việt Nam

Với tựa đề “Việt Nam bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng như thế nào?”, chuyên gia Pavel Vinogradov, Tổng biên tập tạp chí “Thế giới đa cực” (Nga) đã đưa ra một số đánh giá về nền kinh tế Việt nam trong năm 2014.

Thursday. November 6th, 2014
Mô Hình Khôi Phục Giống Lúa Nếp Hạt Cau Tại Xã Cẩm Lương Hiệu Quả Cao Mô Hình Khôi Phục Giống Lúa Nếp Hạt Cau Tại Xã Cẩm Lương Hiệu Quả Cao

Vụ mùa năm 2013, Trường Đại học Hồng Đức đã hỗ trợ toàn bộ nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao khoa học - kỹ thuật để bà con nông dân xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) triển khai thực hiện mô hình khôi phục giống lúa nếp hạt cau bản địa, với quy mô 3,5 ha.

Thursday. November 6th, 2014
Hạt Kiểm Lâm Bá Thước Phối Hợp Với Các Xã Trồng Mới 100 Ha Rừng Hạt Kiểm Lâm Bá Thước Phối Hợp Với Các Xã Trồng Mới 100 Ha Rừng

Ngay từ đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp với chính quyền các xã trên địa bàn, chỉ đạo các thôn, bản, hộ dân thực hiện việc trồng rừng mới theo đúng kế hoạch. Các kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp các xã thường xuyên kiểm tra, động viên, vận động nhân dân tham gia chương trình, đồng thời tư vấn và giúp đỡ người dân hoàn thành các thủ tục để được hỗ trợ.

Thursday. November 6th, 2014