Mãn nhãn với Lễ hội cam Cao Phong
Huyện Cao Phong (Hòa Bình) là một trong những vùng có diện tích trồng cam tập trung lớn nhất cả nước với khoảng 1700ha.
Phát biểu khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong, ông Phạm Văn Long – Chủ tịch UBND huyện Cao Phong nói:
“Lễ hội cam năm 2015 lần đầu tiên được tổ chức là dịp để nông dân trồng cam ở Cao Phong khẳng định thương hiệu, giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, đồng thời cũng là cơ hội để bà con nông dân gặp gỡ với các doanh nghiệp, thu hút đầu tư vốn sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm, hướng tới sản xuất cam tập chung theo chuỗi giá trị hàng hóa”.
Lễ hội Cam Cao Phong quy tụ hơn 40 gian hàng trưng bày cam quýt từ 12 xã, thị trấn trong huyện Cao Phong.
Lễ hội Cam Cao Phong quy tụ hơn 40 gian hàng từ 12 xã trong huyện Cao Phong, các sản phẩm trưng bày chủ yếu là cam lòng vàng, cam canh, cam Cara Cara, bưởi diễn, chanh đào,… Riêng trong sáng 28.11, đã có gần 20 tấn cam của bà con được tiêu thụ tại lễ hội.
Không chỉ có cam và các loại cây có múi khác ở Cao Phong, bên lề lễ hội còn diễn ra Hội nghị giới thiệu một số nông sản hàng hóa tỉnh Hòa Bình với những gian hàng trưng bày các sản vật của nhiều địa phương trong tỉnh như rượu cần, mật ong rừng, rau sạch, chè, váy áo và các sản phẩm từ dệt thổ cẩm,…
Lễ hội cam Cao Phong năm nay đã thu hút hàng ngàn khách tham quan đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Đến với lễ hội, du khách vừa được “đã mắt” ngắm những gian hàng trưng bày cam quýt và các loại hoa quả có múi đặc sản nơi đây, vừa được thỏa sức nếm thử mùi vị ngọt đậm đà, giòn thơm đặc trưng của cam Cao Phong hoặc mua về những trái cam, trái bưởi thơm ngon với giá hợp lí nhất làm quà cho người thân, bạn bè.
Du khách Trần Hải Yến (Phường Tân Hòa, TP Hòa Bình) đến tham quan Lễ hội và mua về 50kg cam lòng vàng, chị hào hứng chia sẻ: “Tôi và gia đình đều thích ăn cam Cao Phong từ nhiều năm nay, cam vừa ngọt, vừa giòn lại có hương thơm khác với cam ở nơi khác.
Lễ hội cam được tổ chức không chỉ khiến nông dân trồng cam vui mà khách như chúng tôi cũng rất vui.
Vui vì thấy sản phẩm của bà con tỉnh mình được quảng bá rộng rãi, vui vì được thưởng thức cam ngon chính hiệu”.
Lễ hội khai mạc lúc 8h sáng ngày 28.11 tại nhà văn hóa huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Chào đón du khách là tiết mục chiêng đặc sắc của các thiếu nữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.
Các doanh nghiệp kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong dưới sự chứng kiến của đại biểu cùng bà con tại Lễ hội.
Ông Bùi Văn Tỉnh – Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình cùng đại biểu thăm một gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ hội.
Ngoài cam, Lễ hội còn có các mặt hàng cây ăn quả có múi khác của địa phương như bưởi Diễn, chanh đào, quýt,…
Các gian hàng được trang trí đẹp mắt để vừa thu hút khách tham quan vừa tham gia dự thi dành cho các vườn cam và gian hàng tham gia Lễ hội.
Du khách đến tham quan Lễ hội có thể mua về cho mình những sản phẩm ưng ý.
Cam lòng vàng là một trong những sản phẩm đặc trưng nổi tiếng của Cao Phong, cam được bán tại lễ hội với giá 35-40 nghìn đồng/kg.
Ngoài chanh đào tươi, các gian hàng còn giới thiệu sản phẩm chanh đào đã được chế biến.
Bênh cạnh các sản phẩm từ cây ăn quả có múi của Cao Phong, trong khuôn khổ Lễ hội còn diễn ra Hội nghị giới thiệu các sản vật từ nhiều địa phương khác của tỉnh Hòa Bình.
Related news
Thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản, từ năm 2003, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá diêu hồng. Đây là giống cá có khả năng thích ứng với thay đổi thời tiết, chịu nóng, lạnh tốt, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh hơn cá truyền thống từ 2-3 lần, lại đẹp mã nên rất được ưa chuộng trong tiêu dùng, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn...
Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.
Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.
Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.
Đến hết tháng 10, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng khai thác chủ yếu là cá, với gần 62.000 tấn, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước.