Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lương Thấp, Tự An Ủi Mình

Lương Thấp, Tự An Ủi Mình
Publish date: Wednesday. February 22nd, 2012

Liên kết KNVCS

Ông Lại Văn Hiếu, Giám đốc TTKN Hà Nam cho biết, là tỉnh thuần nông, người dân Hà Nam chủ yếu sống nhờ vào nông nghiệp, nên rất cần tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của KNVCS. Đặc thù là mỗi KNVCS chỉ được đào tạo một chuyên ngành nhất định. Trong khi đó, SX nông nghiệp của địa phương lại đòi hỏi KNVCS phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy KNVCS phải liên kết lại thành từng tổ, nhóm nhằm hỗ trợ địa phương SX.
"Vì chỉ có một chuyên môn nhất định, nên khi xuống cơ sở tập huấn, KNVCS vấp phải nhiều câu hỏi khó của bà con về lĩnh vực không đúng chuyên ngành của mình. KNVCS trở nên lúng túng, có trả lời nhưng không đúng chuyên môn", ông Hiếu nói.
Từ thực trạng trên, đầu năm 2011 TTKN Hà Nam đã triển khai mô hình liên kết nhóm KNVCS, thành phần gồm đầy đủ lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, thú y…) hoạt động theo vùng, giúp đỡ, hỗ trợ nhau về kiến thức để việc tập huấn có hiệu quả.  Đến nay 100% số KNVCS  đã thực hiện liên kết nhóm, trung bình mỗi huyện thành lập từ 4 đến 6 nhóm, tổ chức  tập huấn thường xuyên, KNVCS thay nhau trả lời bà con bất cứ câu hỏi gì còn thắc mắc.
Phụ cấp "kịch trần" 830.000 đồng/tháng
Việc liên kết KNVCS bước đầu đem lại hiệu quả SX. Ngoài ra KNVCS cũng có thêm kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về kiến thức chuyên ngành. Anh Nguyễn Văn Quân, cán bộ KNVCS xã Nguyễn Úy (huyện Kim Bảng) chia sẻ: “Với một chuyên ngành trồng trọt như tôi hiện nay thì không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Từ khi liên kết KNVCS, chúng tôi được làm rất nhiều việc. Thậm chí có ngày phải "chạy sô" đến tối mới về được đến nhà”.
Tuy nhiên,  đa số KNVCS đều phàn nàn bởi mức phụ cấp hiện nay quá thấp. Vì thế nhiều người không mặn mà với công việc của mình. Anh Quân cho biết, sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng nông nghiệp, chuyên ngành trồng trọt, anh về làm cán bộ khuyến nông xã, ban đầu mỗi tháng chỉ được phụ cấp vài trăm nghìn. Mới đây lương được tăng lên mức "kịch trần" là 830.000 đồng/tháng. "Kiến nghị mãi cũng chỉ được mức lương đó, nhưng so với KNVCS nơi khác trong tỉnh còn cao hơn, nên đành tự an ủi mình thôi".
Cũng theo anh Quân, mức phụ cấp khuyến nông như hiện nay là quá bèo, không đủ tiền mua xăng xuống cơ sở tập huấn cho bà con, chứ chưa nói đến tiền cho con cái ăn học. Để đảm bảo cho cuộc sống gia đình, anh phải làm thêm nhiều việc khác như trồng rau màu, mở cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.  
Là người cao tuổi nhất trong nhóm KNVCS huyện Kim Bảng, ông Lê Xuân Phường, 53 tuổi (xã Tượng Lĩnh) đã có thâm niên 30 năm công tác khuyến nông. Song đến nay mức phụ cấp của ông cũng chỉ được 580.000 đồng/tháng. Hàng ngày ngoài công việc chuyên môn, ông Phường còn phải làm thêm việc khác. Người dân trong làng, ngoài xã  nhờ việc gì ông đều làm hết, khi thì hướng dẫn trồng trọt, khi thì tiêm vacxin cho gia súc, gia cầm.
Ngoài ra ông Phường còn kiêm phụ trách mảng bảo vệ thực vật trong xã, phụ cấp cũng được thêm 415.000 đồng/tháng.  “Mình không làm nhiều việc thì con cái mình chết đói hết. Mang tiếng làm cán bộ, đi làm suốt ngày thế mà có tiền đâu? Trước đây chỉ làm khuyến nông, con cái xin tiền nộp học hay nhà có tí việc gì là phải đôn đáo vay mượn khắp nơi”, ông Phường tâm sự.
Bên cạnh các tổ liên kết KNVCS, toàn tỉnh Hà Nam có 250 câu lạc bộ khuyến nông với 2.500 lượt hội viên thường xuyên tham gia. Ngoài ra, các câu lạc bộ còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ… để tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hội viên.
Chị Trương Thị Thủy, cán bộ KNVCS xã Ngọc Sơn (Kim Bảng) cho biết, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thủy sản Nha Trang chị về địa phương làm việc, đến nay mới được một năm. “Nông dân chỉ cày cấy, thu hoạch theo thời vụ, không có nghề phụ thì họ ở nhà nghỉ ngơi. Hôm nay không thích ra đồng thì mai ra. Còn những KNVCS như tôi thì không kể nắng mưa, ngày nào cũng có mặt ngoài đồng. Nghĩ cũng ngại, mỗi lần có đứa bạn đám cưới là lại phải ngửa tay xin tiền mẹ. Nhiều lúc muốn bỏ quách nghề để tìm việc khác, nhưng bỏ rồi cũng chẳng biết làm cái gì”.
Khi hỏi về cơ chế chính sách cho đội ngũ KNVCS, ông Kiều Tuấn, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kim Bảng cho biết, toàn huyện có 19 KNVCS, được chia thành 3 nhóm (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), các KNVCS đang được hưởng phụ cấp của "ngành dọc" từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, tùy theo bằng cấp mà phụ cấp mỗi mức khác nhau. Thực tế khối lượng công việc của KNVCS rất nhiều, nhưng phụ cấp chẳng được bao nhiêu. Chúng tôi chỉ còn cách động viên họ gắn bó với nghề, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để anh em làm thêm, trang trải cuộc sống.
Ông Lại Văn Hiếu thừa nhận do hưởng chế độ quá thấp nên chưa  khuyến khích KNVCS tích cực hoạt động. Thời gian tới Trung tâm sẽ đề xuất nâng mức phụ cấp cho khuyến nông viên như cán bộ thú y, BVTV nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới KNVCS.


Related news

Sản Lượng Thủy Sản Tháng 1/2015 Tăng 3,4% So Với Cùng Kỳ Sản Lượng Thủy Sản Tháng 1/2015 Tăng 3,4% So Với Cùng Kỳ

Theo Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản tháng 1/2015 đạt 413.000 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 225.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng nuôi trồng tháng 1 đạt 188.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Tuesday. February 3rd, 2015
VietGAP Cho Nghề Nuôi Cá Tra Vẫn Còn Khó VietGAP Cho Nghề Nuôi Cá Tra Vẫn Còn Khó

Năm 2013, giá cá tra tụt dốc thảm hại, doanh nghiệp thu mua cá thấp hơn giá thành sản xuất khiến nhiều hộ thua lỗ, treo ao, nợ ngân hàng bạc tỉ. Mặc dù, từ giữa năm 2014, giá cá tra bắt đầu phục hồi, tăng từ 21.000 - 24.000 đồng nhưng số lượng hộ và diện tích, ao nuôi cũng chưa được cải thiện.

Tuesday. February 3rd, 2015
Hiệu Quả Từ Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm Sú, Tôm Thẻ Chân Trắng Theo VietGAP Hiệu Quả Từ Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm Sú, Tôm Thẻ Chân Trắng Theo VietGAP

Để khắc phục những tồn tại đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP”giai đoạn 2014 - 2016 nhằm hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tuesday. February 3rd, 2015
Thanh Hóa Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Hướng Công Nghiệp Thanh Hóa Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Hướng Công Nghiệp

Ngày 30-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH Việt Nam (Công ty CP TH), thuộc Tập đoàn TH – THMilk, công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa.

Tuesday. February 3rd, 2015
Rau Tháng Chạp Rau Tháng Chạp

Năm 2013, xã vận động nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển một số đất trồng mía sang trồng rau rồi thành lập tổ hợp tác (THT) Rau an toàn tại 3 thôn Ninh An, Phước Hưng Nam và Thạch Nham Tây, nhưng quy mô, hiệu quả nhất là vùng rau Ninh An.

Tuesday. February 3rd, 2015