Lúa chết do nước thải của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà
Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Phú Thọ lại kết luận, lúa chết không phải do chất thải?!
Ông Kiện bức xúc chỉ về phía diện tích lúa bị chết được cho là do Công ty TNHH Môi trường Phú Hà xả thải.
Theo ông Hoàng Văn Kiện, Trưởng thôn 9, bao đời nay người dân trong thôn cấy lúa không bao giờ chết, thế mà đầu tháng 7/2015, 24/104 hộ trong thôn có lúa bị chết với diện tích hơn 3,4ha.
Nguyên nhân được bà con cho là do nguồn xả thải của Công ty Phú Hà.
“Thấy lúa chết, tôi báo cáo lên xã, ngày 3/7, UBND xã thành lập đoàn xuống kiểm tra. Ngày 14/7, Phòng TN&MT huyện cũng thành lập đoàn về kiểm tra.
Tuy nhiên, gần 1 tháng sau, Sở TN&MT Phú Thọ mới về lấy mẫu đi phân tích. Có hộ mất 5-6 sào, nhiều hộ mất trắng, không biết rồi đây chúng tôi lấy gì để sống”, ông Kiện ngậm ngùi nói.
Bà Vũ Thị Nội ở thôn 9 bức xúc: “Gia đình tôi mất trắng 5 sào lúa, nguyên nhân là do nước thải của Công ty Phú Hà, yêu cầu công ty đền bù cho chúng tôi”. Cùng chung quan điểm, bà Nguyễn Thị Hồng cho hay:
“Chúng tôi chỉ trông vào mấy sào lúa, giờ ruộng bị bỏ hoang rồi cuộc sống sẽ ra sao”.
Được biết, tình trạng lúa chết hàng loạt cũng diễn ra tại thôn 10, xã Minh Phú từ nhiều năm nay.
Có hộ bỏ hoang cả mẫu ruộng chỉ vì ô nhiễm nhưng vẫn không được hỗ trợ, đền bù gì.
Phản ánh của người dân là thế, nhưng Báo cáo số 1162/TNMT - CCMT ngày 1/9/2015 của Sở TN&MT Phú Thọ lại khẳng định, việc UBND huyện Đoan Hùng phản ánh Công ty TNHH Môi trường Phú Hà có các cửa xả chất thải sang khu vực Đầm Giao, Đồng Thịnh của thôn 9, xã Minh Phú là không chính xác và chưa có cơ sở khẳng định lúa chết là do hoạt động xả nước thải của công ty?!
Kết quả quan trắc phân tích môi trường do Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Phú Thọ thực hiện tại Công ty TNHH Môi trường Phú Hà cho thấy, mẫu nước mặt tại ruộng lúa chết so sánh với QCVN 08 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt đều vượt giới hạn cho phép.
Cụ thể, thông số BOD5 là 87mg/l, vượt 5,8 lần; COD là 264mg/l, vượt 8,8 lần; thông số TSS là 275mg/l, vượt 5,5 lần;
NH4 - N là 2,531 mg/l, vượt 5,1 lần; thông số DO là 0,79mg/l, chưa đạt giới hạn cho phép.
Câu hỏi đặt ra là, người dân phản ánh gần 1 tháng, Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ mới xuống lấy mẫu đi phân tích, liệu kết quả có đúng thực trạng bà con phản ánh?
Hay Sở chỉ xuống lấy mẫu phân tích cho có lệ?! Thiết nghĩ, UBND tỉnh Phú Thọ, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cần vào cuộc lấy mẫu phân tích khách quan, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.
Related news
Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.
Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.
Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.
Tiêu chuẩn ASC là tiêu chuẩn tự nguyện được ban hành bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ASC. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm. Hiện nay ASC đã xây dựng tiêu chuẩn áp dụng đối với cá tra/basa, cá rô phi.
Hiện chứng nhận này đang được áp dụng và cho đến khi hoàn toàn được công nhận là thành công, nó sẽ cho phép thực hiện các đánh giá trang trại đầu tiên dựa theo các Bộ tiêu chuẩn đối với cá tra của ASC.