Cá Dứa Đối Tượng Nuôi Hấp Dẫn Cho Vùng Nước Lợ
Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.
Tuy nhiên bà con nông dân nơi đây đã không dừng bước mà tiếp tục tìm tòi, học hỏi, cùng với sự quan tâm của các cơ quan ban nghành có liên quan, đặc biệt là Trạm Khuyến nông Nhà Bè thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng mô hình nuôi cá Dứa trong các ao nuôi tôm.
Cá Dứa (pangasius kunyit) là một loài cá da trơn sống ở vùng nước lợ. Với ưu thế là loài cá quý, từ lâu được người dân ĐBSCL cho là thịt thơm ngon hơn cá tra, cá basa nhiều lần. Nhu cầu tiêu thụ rất lớn, là món đặc sản ở các quán, nhà hàng. Vì vậy cá Dứa đã và đang là đối tượng nuôi có triển vọng trong tương lai ở vùng Nhà Bè và Cần Giờ.
Điển hình là mô hình của ông Võ Văn Tư - ấp 2, xã Hiệp Phước, H. Nhà Bè. Trước đây ông từng tham gia nuôi các loại thuỷ sản khác như tôm sú, cá chẽm… tuy nhiên với dịch bệnh nhiều làm cho ông thất bại khi nuôi con tôm sú, có năm ông lỗ trên cả trăm triệu, sau đó ông chuyển qua nuôi cá Chẽm, tuy nuôi có đạt nhưng tỷ lệ sống thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, mỗi năm thu nhập không tới 20 triệu đồng trên 6 công đất.
Nên đến giữa năm 2009, được sự tư vấn tận tình của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông Nhà Bè, ông quyết định xây dựng ao nuôi cá Dứa trên ao 6.000 m2, và tháng 10/2009 ông cho thả nuôi cá Dứa.
Sau 09 tháng nuôi, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông Nhà Bè, quản lý môi trường, chăm sóc cá tốt, và thu được kết quả như sau:
Với diện tích 6000 m2, ông thả 24.000con (tức 4 con/m2)
Tỉ lệ sống: đạt 70%, dựa vào sức ăn và số lượng chết ở trong ao.
Tăng trọng: Sau 9 tháng nuôi cá có trọng lượng 500 gr đến 1 kg/con. Tuy nhiên các ao đều có sự phân đàn (cá lớn 600 – 1000 g/con: 60%; cá cỡ trung bình 400 – 500 g/con: 25%; cá nhỏ
Sản lượng của mô hình là 10,450 tấn. (17,41 tấn/ha).
Hệ số chuyển đổi thức ăn: 1.7
Hiệu quả của mô hình:
- Tổng chi phí: 220.120.000 đ
+ Giống: 24.000 con x 2000 đ/con = 48.000.000 đ.
+ Thức ăn: 17.765 kg x 8.000 đ/kg = 142.120.000 đ.
+ Vôi, men vi sinh, Vitamine,…: 10.000.000 đ.
+ Chi phí xăng dầu, công chăm sóc: 20.000.000 đ.
- Thu hoạch:
+ Sản lượng: 10.450 kg.
+ Giá bán: 30.000 đ/kg.
+ Thành tiền: 313.500.000 đ.
- Lãi: 93.380.000 đ.
- Tỉ suất lợi nhuận (lãi/chi phí/vụ): 42%.
- Giá trị sản xuất cho 1 ha: 522.480.000 đ/ha/năm.
- Đầu ra và giá rất ổn định (bán cho thương lái, hoặc chợ đầu mối Bình Điền) của sản phẩm sẽ khuyến khích bà con nông dân mạnh dạn đầu tư.
Đây là mô hình mới và xu hướng hiện nay là đẩy mạnh nghề nuôi cá ao nhưng cần có quy hoạch vùng nuôi cụ thể, phát triển nghề nuôi bền vững, tránh sự gia tăng quá mức làm cho “cung” vượt quá “cầu”. Song song đó, vấn đề chống ô nhiễm cho nguồn nước thải ra sông cũng đang là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
Related news
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các huyện, thị, thành phố tổ chức thông tin, tư vấn, giúp người nông dân nắm rõ các giải pháp nhằm ổn định tình hình sản xuất, phát triển cây cao su.
Hiện nay, nông dân trồng khóm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang thu hoạch cuối vụ mùa khóm nghịch. Do giá khóm năm nay ở mức cao, người dân có lãi khá, nên những nơi thu hoạch trước, người trồng khóm tranh thủ chăm sóc, bón phân cho cây mau phục hồi và sinh chồi mới.
Giá chôm chôm nhãn, thái loại ngon bán lẻ tại các chợ của Đồng Nai dao động từ 16-18 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3-5 ngàn đồng/kg, chôm chôm thường 7-8 ngàn đồng/kg, tăng 2-3 ngàn đồng/kg, măng cụt khoảng 28-30 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg, sầu riêng 25-28 ngàn đồng/kg, tăng 5-6 ngàn đồng/kg. Tại các nhà vườn giá bán các loại trái cây trên cũng tăng khoảng 2-4 ngàn đồng/kg.
15 năm qua (1999-2014), với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên nghề chăn nuôi gia súc, trồng trọt tại hộ gia đình ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng phát triển ổn định. Để hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề này, Hội Nông dân xã thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.
Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.