Lũ nhỏ nghề đặt lọp ếch thất thu

Anh Cai làm nghề đặt lọp ếch đã 10 năm
Với 50 cái lọp, hiện nay, mỗi đêm anh chỉ bắt được từ 5 – 7kg ếch, còn những năm trước, cũng số lọp trên, bình quân mỗi đêm, ếch “chạy” được từ 10 – 12kg.
Nước lớn, ếch gom lên bờ đất cao để sống, việc đặt lọp bắt chúng dễ dàng, còn khi nước nhỏ, ếch ở rải rác khắp các cánh đồng, nên số lượng bắt hạn chế.
Tùy theo kích cỡ mà ếch có giá khác nhau
Hiện nay, ếch loại 10 – 12 con/kg, có giá 50.000 đồng/kg; loại 15 – 20 con/kg, có giá 34.000 đồng/kg. Với giá này, mỗi đêm anh Cai kiếm được hơn 170.000 đồng.
Các địa phương có nhiều người dân sống bằng nghề đặt lọp ếch hiện nay ở các huyện: Châu Phú, Thoại Sơn, Chợ Mới, An Phú, Tân Châu…
Related news

Trong những tháng qua, ở Ninh Thuận, “sự cố” tôm nuôi chết hàng loạt đã làm các vùng nuôi tôm Đầm Nại (Ninh Hải), An Hải (Ninh Phước), Phước Dinh (Thuận Nam) trở nên ảm đạm thấy rõ. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh cho biết: “Bệnh lạ từng được nói tới vài tháng trước giờ đã được các nhà khoa học định danh là hội chứng tôm chết sớm bởi bệnh hoại tử gan tụy, có điều chưa tìm ra tác nhân”.

Hiện nay, thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ trong tỉnh Bắc Giang. Thêm vào đó, đầu tháng 6-2013, Công ty dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản khởi công xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh) với công suất chế biến, tiêu thụ 2 triệu con thỏ thương phẩm/năm, mở ra triển vọng cho nghề chăn nuôi thỏ ở Bắc Giang.

So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.

Theo kết quả đánh giá về phát triển kinh tế của UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về phát triển nông nghiệp đến tháng 7/2012 thì khả quan nhất vẫn là chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là hươu.

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.