Lợi Ích Kép Từ Hầm Khí Sinh Học

Dự án hỗ trợ xây dựng hầm khí sinh học ở các hộ trang trại chăn nuôi đã giúp ND tại xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) giảm chi phí, cải thiện môi trường theo hướng sản xuất bền vững...
Dự án do Trung tâm Môi trường nông thôn (T.Ư Hội NDVN), Hội ND tỉnh Phú Thọ thực hiện.
Xoay xở với chất thải
Chăn nuôi (phần lớn là nuôi lợn) đã chiếm tới phân nửa cơ cấu thu nhập của các hộ dân trong xã Võ Miếu. Hà Biên là xóm có phong trào chăn nuôi lợn của xã Võ Miếu. Anh Phạm Hữu Cầu - một hộ dân trong thôn cho hay, trước đây phong trào chăn nuôi khởi phát, nhà nào cũng tưởng phân lợn, nước thải sẽ không gây ô nhiễm bởi có bao nhiêu đem bón ruộng hết.
Về sau, mùi hôi thối từ nguồn chất thải trong chăn nuôi khiến ngay các chủ hộ cũng phải khó chịu. Dù xoay xở kiểu gì vẫn có mùi hôi, thối, môi trường ô nhiễm. Nhiều gia đình bắt đầu tìm cách khắc phục. Trong thôn, ngoài xã lác đác đã có những hộ bỏ tiền đầu tư xây bể khí sinh học (hầm biogas). Rồi số hộ có hầm khí sinh học lên tới vài chục. Đó là những hộ có điều kiện kinh tế khá.
Năm 2012, T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Phú Thọ triển khai Dự án Hỗ trợ xây dựng hầm khí sinh học ở các hộ trang trại chăn nuôi với cơ chế "Nhà nước và nhân dân cùng làm", anh Cầu là người đăng ký đầu tiên. "Nhà tôi thường xuyên nuôi 10-20 lợn thịt/lứa và duy trì 1 lợn nái. Làm hầm biogas, T.Ư Hội NDVN hỗ trợ 4 triệu đồng, gia đình tôi bỏ thêm gần 10 triệu đồng nữa để hoàn thiện. 9 ngày sau khi đưa vào sử dụng đã có gas đun nấu, thắp sáng thoải mái" - anh Cầu chia sẻ.
Giảm chi phí, môi trường sạch
Gia đình anh Trần Nho Đính - Chi hội trưởng chi hội thôn Hà Biên lúc nào cũng duy trì đàn lợn thịt xấp xỉ 50 con và 3 lợn nái sinh sản. Mỗi năm, anh Đính xuất chuồng 4-5 tấn lợn thịt, 8 lứa lợn giống. Như các hộ khác trong xã Võ Miếu, chăn nuôi lợn luôn chiếm một nửa thu nhập của gia đình anh Đính. Anh thổ lộ: "Trong nhà có lương thực, dù thế nào, chúng tôi vẫn duy trì chăn nuôi. Có hầm biogas, hộ chăn nuôi đỡ được 2 cái; giảm chi phí và sạch nhà, sạch hàng xóm".
Hộ ông Hà Văn Tân, xóm Bần 2 chỉ nuôi ở mức 15 lợn thịt/lứa, nhưng hầm biogas không chỉ giải quyết ô nhiễm môi trường mà còn giúp gia đình tiết kiệm được khoản chi tiêu từ chất đốt, điện thắp sáng. "Trước kia chưa có hầm biogas, nhà tôi phải trả 500.000-600.000 đồng tiền điện/tháng. Giờ tiền điện mỗi tháng chỉ còn hơn 300.000 đồng. Nhờ đun khí gas nên gia đình còn giảm được 100.000 đồng tiền chất đốt" - ông Tân phân tích.
Ông Trần Xuân Nhường - Chủ tịch Hội ND xã Võ Miếu cho hay, qua mô hình hầm khí sinh học do T.Ư Hội NDVN hỗ trợ, địa phương tuyên truyền, vận động thêm những hộ khác đầu tư xây dựng thêm...
Related news

Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus) là loài cá quý hiếm hoang dã sống trên hệ thống sông Hồng. Thịt cá mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng, được liệt vào hàng đặc sản. Cá lăng chấm sống ở những vùng nước sạch, có dòng chảy nhẹ. Hiện nay, cá lăng chấm bị khai thác rất mạnh đến mức cạn kiệt

Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh thì lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

Thế nhưng khi về huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), chúng tôi mới biết rằng "di chứng" của cơn sốt gạo ấy vẫn còn gây lo lắng cho người nông dân nơi này, nhất là với những hộ lâu nay sinh sống chủ yếu nhờ vào cây bắp.

Mùa nước nổi năm nay có rất nhiều mô hình làm giàu từ lũ được nhân rộng ở các địa phương vùng ĐBSCL như: nuôi tôm càng xanh, nuôi cá chình, lươn, cá lóc, cá bông... ở các huyện: Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), Tân Hưng (Long An)...

Gần đây, trong làng giống cây trồng Việt Nam xuất hiện một tên tuổi mới, đó là thương hiệu Sao Cao Nguyên® Seeds. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và người sản xuất, Cty này đã cùng một lúc đưa ra thị trường 3 giống khổ qua lai F1 với các đặc tính cơ bản như: thu trái sớm; trái sai, thời gian thu trái dài; màu sắc, hình dáng đẹp; cứng trái thích hợp vận chuyển xa và bảo quản lâu. Các giống lai này có tính thích nghi rộng, phù hợp với nhiều vùng miền ở cả Bắc, Trung, Nam.