Loại bỏ váng xanh trên mặt ao nuôi cá
Váng xanh nổi trên mặt ao là do tảo già chết tạo thành váng. Nguyên nhân có tảo nhiều là do ao thừa dinh dưỡng, dinh dưỡng từ thức ăn thừa, bón nhiều phân, chất thải của cá, vệ sinh ao không tốt.
Hỏi: Xin chuyên gia cho biết cách loại bỏ váng xanh nổi trên mặt ao nuôi cá?
Trả lời: Váng xanh nổi trên mặt ao là do tảo già chết tạo thành váng. Nguyên nhân có tảo nhiều là do ao thừa dinh dưỡng, dinh dưỡng từ thức ăn thừa, bón nhiều phân, chất thải của cá, vệ sinh ao không tốt. Để hạn chế tảo phải loại trừ được các nguyên nhân gây ra như cho ăn theo phương pháp "4 đúng", hạn chế bón phân, thay nước định kỳ và vệ sinh ao thường xuyên.
Khắc phục: Bón chế phẩm sinh học định kỳ, thay nước không để ô nhiễm, thay 30%/ngày, thay 3 ngày liên tục. Bón vôi định kỳ 2 - 4kg/100m3 nước, bón 2 lần/tháng. Chú ý sau mỗi vụ nuôi phải xử lý ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật.
Hỏi: Tôi thầu khu đầm rộng 3ha, sâu 1,6m nuôi cá chuối đã 1 năm. Nửa tháng nay cá có hiện tượng lờ đờ lao đầu vào vào bờ rồi chết. Ngoài ra không có hiện tượng khác. Chưa dùng thuốc đẻ điều trị. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Trả lời: Nuôi cá chuối nếu dùng thức ăn tươi sống thì nước ao rất nhanh bị ô nhiễm và cá dễ bị bệnh. Trước hết anh bắt cá đang bị bệnh lên kiểm tra xem vây, vảy, mổ quan sát nội tạng có xuất huyết không… Nếu cá có biểu hiện lở loét, ruột xuất huyết… là đã bị bệnh đốm đỏ lở loét, xuất huyết. Nguyên nhân do nước ô nhiễm, vi khuẩn phát triển gây bệnh cho. Khử trùng nước bằng một trong các loại sau: KMn04; Lodine; BKC; TCCA... liều sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Sau khi khử trùng nước xong trộn một số loại thuốc sau vào thức ăn cho cá ăn liên tục từ 5 - 7 ngày: Doxycycllin, Florphenicol hoặc Tiên Đắc. Không để nước ô nhiễm, cho cá ăn bổ sung vitamin C, thực hiện cho ăn theo phương pháp "4 đúng", bổ sung thêm chế phẩm sinh học.
Hỏi: Cây dưa hấu gặp mưa kéo dài ở thời điểm ra hoa đến phát triển quả hay bị rụng nụ, quả ít đậu thậm chí bị nứt, thối quả khi lớn. Xin chuyên gia cho biết cách khắc phục hiện tượng này.
Trả lời: Chúng tôi đưa ra một số biện pháp tác động tích cực như sau:
- Làm vòm khum ni lông trắng cao 0,8 - 1m để giảm bớt tác hại của mưa ảnh hưởng đến toàn bộ cây dưa. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi phải đầu tư kinh phí song cách làm này là hiệu quả nhất.
- Đối với trường hợp trồng ngoài đồng ruộng bạn cần khắc phục tình thế bao gồm các biện pháp:
+ Cách 1: Sử dụng túi ni lông loại nhỏ chuyên dùng đựng thuốc (kích thước 3 x 4cm) chụp hoa đã thụ phấn lại. Chú ý gập mép túi ngược lên trên để nước mưa đọng lại chỗ gấp. Dùng túi ni lông chỉ nên giữ trong khoảng 1 ngày. Ngày hôm sau tranh thủ lúc trời tạnh ráo cần mở túi cho thông thoáng.
+ Cách 2: Sử dụng cốc nhựa mỏng chuyên dùng đựng chè, cháo úp hoa đã được thụ phấn lại. Việc làm này duy trì được vài hôm mà không cần mở như dùng túi ni lông song tốn kém hơn.
Khi quả đã hình thành cần sử dụng phân bón lá giàu canxi - bo để phun giúp quả cứng chắc, tầng rời không hình thành, quả lại ít bị bệnh.
Không nên dùng chất kích thích tăng trưởng trong thời gian dưa ra hoa cũng như nuôi quả vì sẽ làm sinh trưởng cây bị rối loạn.
Trong thời gian dưa nuôi quả nên bổ sung thêm 1 - 2 lần canxi và tăng cường bón kali sunphat để quả chắc, to nhanh, vỏ cứng.
Phun thuốc định kỳ cho dưa khi trời tạnh ráo để nấm bệnh và vi khuẩn không phát sinh gây hại. Nên sử dụng các loại thuốc an toàn cho cây cũng như an toàn cho sản phẩm quả và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly cho mỗi loại thuốc sử dụng. Ngoài ra cần thường xuyên nạo vét các dõng luống và tháo kiệt nước để rễ dưa (lúc này đã bò xuống mé luống) không bị úng thối chóp làm cây chết rũ.
Related news
Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với “thẻ vàng” mà EU vừa cảnh báo.
Làm nhà kín bằng khung thép, lợp tấm nhựa trắng, hoặc phủ lưới chống nóng... là những giải pháp chống nóng cho tôm vào mùa hè đang được áp dụng tại Nghệ An
Để phòng bệnh theo hướng an toàn, việc sử dụng những loại thảo mộc sẵn có trong tự nhiên sẽ giúp xử lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh cho cá