Lo Tết Cho... Trâu Bò

Ngày cuối năm, cùng với việc mua sắm các vật dụng phục vụ Tết trong gia đình, trang hoàng nhà cửa để đón Tết, thì nhà nào có trâu bò cũng lo đi cắt cỏ dự trữ để những ngày Tết khỏi bận rộn việc chăn dắt.
Chiều cuối năm, tranh thủ thời gian, ông Ngô Duy Ba ở xã Đức Nhuận (Mộ Đức, Quảng Ngãi) mang liềm ra đồng cắt cỏ mang về trữ để đảm bảo đủ cỏ cho 4 con bò của gia đình trong những ngày Tết.
Nghỉ tay ngồi nghỉ bên đường, ông Ngô Duy Ba cho biết: Năm nào cũng vậy, vào những ngày cuối năm, dù có bận bịu công việc mấy cũng phải dành thời gian để đi cắt cỏ về dự trữ cho bò ăn trong Tết. Mình đi chơi Tết mà để bò đói thì không nỡ...
"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.
Cách nơi ông Ba cắt cỏ không xa, bà Trần Thị Lai (50 tuổi) ở xã Đức Nhuận cũng đang gom cỏ cho vào bao để mang về cho bò. Bà Lai cho biết: Gia đình tui nuôi 6 con bò, tài sản gia đình nằm ở đây cả không chăm sóc, bảo vệ cho nó thì sao được. Vì vậy, ai lo Tết thì lo còn tui phải chạy khắp nơi để cắt cỏ cho bò ăn cố "gom" về nhà thật nhiều cỏ. Tết này người có thể thiếu bánh, chứ bò không có cỏ ăn thì nguy lắm”.
"Nhờ có đàn bò mà mình có tiền sắm tết, trang trải cuộc sống gia đình, nên mình có tết thì cũng để nó có tết chứ. Ngoài việc đi cắt cỏ, tui còn mua thêm các loại cám gạo về dự trữ để nấu cháo cho đàn bò"- bà Lai cho biết thêm.
Không phải ra ruộng cắt cỏ như ông Ba, bà Lai, bởi gia đình ông Nguyễn Thị Hồng ở xã Đức Chánh (Mộ Đức) có hơn 1 sào trồng cỏ voi để nuôi bò. Tuy nhiên, vì diện tích trồng cỏ ở xa nhà, nên chiều cuối năm bà cũng tranh thủ đi cắt cỏ mang về.
"Bình thường tôi chỉ cắt lượng cỏ về đủ cho 2 con bò ăn một ngày, thế nhưng để đủ lượng cỏ bò ăn 3 ngày tết, tôi phải cắt tăng số lượng lên gấp 3-4 lần để đảm bảo bò không bị "đứt" bữa trong những ngày tết"- bà Hồng cho biết.
Đối với người nông dân, trong những năm gần đây nuôi trâu bò là nguồn thu nhập chính, giúp không ít gia đình thoát nghèo. Chính vì thế, người chăm nuôi rất chăm lo cho đàn trâu bò của gia đình.
Cùng với việc chuẩn bị nguồn cỏ dự trự trâu bò, chuồng trại trâu bò cũng được các hộ chăn nuôi dọn dẹp sạch sẽ và lùa trâu bò vào chuồng nhốt lại cẩn thận trong những ngày tết.
Với những hộ chăn nuôi trâu bò, việc dự trữ cỏ cho trâu bò trong những ngày Tết như một cách mà người nông dân cảm ơn con vật gắn bó với đời sống, sản xuất của mình và cũng là cách giúp mỗi hộ chăn nuôi giữ lấy trọn vẹn niềm vui năm mới.
Related news

Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc.

Trong khi TP.HCM có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất giống nông nghiệp thì vẫn có 70% số hạt giống các loại phải nhập khẩu hoặc ND tự sản xuất, 90% giống gà cũng được cung cấp bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc, kinh tế mũi nhọn là ngư - nông – lâm. Bên cạnh sự phát triển con tôm, cây lúa thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt cũng mang lại hiệu quả khá lớn cho bà con nông dân, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...