Liên kết nông dân tiểu thương chợ đầu mối hiệu quả kép

Mô hình này đã được nhiều tiểu thương kinh doanh mặt hàng hoa tươi tại chợ đầu mối Hóc Môn triển khai từ nhiều năm nay, mang lại nhiều lợi ích do liên kết đầu tư khép kín từ cung cấp giống, chăm sóc đến tiêu thụ giữa hai bên mà không cần tới thương lái.
Bà Huỳnh Thị Ánh Phương - tiểu thương tại chợ đầu mối Hóc Môn - cho biết, việc liên kết với nông dân đã được bà thực hiện vài năm nay. Bà hỗ trợ cho nông dân phân bón, thuốc trừ sâu, hướng dẫn nông dân cách trồng, chăm sóc như thế nào cho tốt và đạt năng suất cao. Tới mùa thu hoạch, bà sẽ cử nhân viên tới tận nơi gom hàng cho nông dân đúng với giá thị trường.
Theo bà Hoàng Thị Bảy - chủ vựa rau tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn: Nguyên tắc của mô hình này là nhà vườn nhận đầu tư từ chủ sạp, có nghĩa vụ sản xuất rau đạt tiêu chuẩn an toàn, cung cấp hết sản lượng cho chủ sạp chứ không được bán rau ra ngoài. Còn chủ sạp có nghĩa vụ mua hết hàng do nhà vườn trồng với giá theo giá bán sỉ của thị trường.
Việc đầu tư trực tiếp từ nhà vườn đã và đang đem lại hiệu quả cho cả hai phía. Nguồn hàng của các tiểu thương ổn định. Nông dân có đầu ra cho sản phẩm, được các tiểu thương hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc rau, củ theo quy trình sạch…
Liên kết giữa tiểu thương và các nhà vườn đã và đang đem lại hiệu quả cho cả hai phía: Nguồn hàng của tiểu thương ổn định; nông dân có đầu ra cho sản phẩm, được tiểu thương hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc rau theo quy trình sạch… |
Ông Nguyễn Văn Ba - một trong những nông dân đang liên kết với bà Phương - cho hay, gia đình ông có hơn 1 công đất trồng rau, củ các loại. Nhờ người quen giới thiệu, ông đã liên kết với bà Phương, không còn lo phải tìm đầu ra cho sản phẩm, được hỗ trợ vốn sản xuất, sản phẩm bán theo giá thị trường, không lo bị thương lái ép giá như trước.
Tại chợ đầu mối Hóc Môn, đã có rất nhiều tiểu thương thành công khi thực hiện mô hình liên kết này. Tuy nhiên, việc đầu tư theo mô hình khép kín mới chỉ được áp dụng với mặt hàng hoa tươi, rau, củ các loại, còn các mặt hàng trái cây thì rất ít vì trái cây chỉ hợp với một số vùng nhất định, hơn nữa, thời gian đầu tư dài, lâu thu hồi vốn, vì thế tiểu thương không mặn mà. Ngoài ra, khi thực hiện mô hình này, tiểu thương và nhà vườn thường không ký kết hợp đồng bằng văn bản mà chỉ có hợp đồng miệng, nên tiểu thương dễ gặp rủi ro trong quá trình hợp tác.
Cụ thể, trước kia các tiểu thương đầu tư sản xuất ớt với số lượng nhất định, nhưng đến khi ớt được giá trên thị trường, các thương lái đổ về nhà vườn mua với giá cao nên nhiều nông dân đã quên lời hứa và bán ớt cho thương lái khiến tiểu thương bị thiệt hại khá nhiều.
Mặc dù còn những bất cập, nhưng việc hợp tác giữa tiểu thương và nông dân nên được nhân rộng và hợp thức hóa bằng các hợp đồng ràng buộc theo luật định.
Related news

Trong khuôn khổ chương trình do quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup (Hà Nội) tài trợ, ngày 17/10, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã tổ chức bàn giao 130 con bò giống cho các hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn huyện.

Theo chị Đặng Thị Sương - Chủ tiệm hột vịt Phước Thanh (Phường 8 - TP Vĩnh Long), giá trứng vịt giảm là do thời điểm này vịt chạy đồng nhiều dẫn đến nguồn cung nhiều. So tuần trước, giá trứng vịt giảm 2.000 - 3.000 đ/chục. Sức mua hiện khá yếu nên “mỗi đợt lấy hàng tôi thường lấy 500 - 600 trứng, khi nào bán hết mới lấy tiếp”.

Ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết hiện thương lái phân loại và định giá heo không dựa vào việc trại đó được chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) hay không mà dựa vào giống, ngoại hình khi xuất chuồng. Do đó, dù nuôi heo VietGAP vốn đầu tư nhiều nhưng giá bán không cao hơn so với heo thường.

Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.

Gia đình ông Nguyễn Vân ở thôn 8 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu đều phát triển tốt, nhiều năm nay, trung bình luôn cho sản lượng 4 tấn. Theo ông Vân thì hồ tiêu là cây trồng khó tính, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ chặt chẽ những kỹ thuật trong tất cả các khâu từ chọn giống, chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc.