Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết 4 Nhà Trong Chăn Nuôi Bò Sữa: Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững

Liên Kết 4 Nhà Trong Chăn Nuôi Bò Sữa: Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững
Publish date: Saturday. June 16th, 2012

Việc liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu đang mở ra nhiều hy vọng cho người nông dân. Người chăn nuôi bò sữa được cung cấp con giống tốt, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Trang trại kiểu mẫu

Tháng 3/2012, Công ty CP sữa Quốc tế (IDP) hợp tác cùng Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn nuôi) khánh thành trang trại mẫu bò sữa và đồng cỏ, với diện tích 25 ha, bao gồm các khu vực chăn nuôi bò, chuẩn bị thức ăn cho bò, khu vắt sữa với trang thiết bị hiện đại và đồng cỏ. Đây được coi là hạt nhân của việc hỗ trợ phát triển vùng chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì và khu vực lân cận. Trang trại giúp người nông dân xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa theo cách làm mới, hiệu quả và bền vững.

Ngay sau khi khánh thành, trang trại mẫu đã cung cấp hàng loạt bò sữa giống tốt cho bà con nông dân trong vùng. Ngoài ra, ông Nguyễn Tuấn Dũng, Tổng Giám đốc IDP cho biết, Công ty đã mở các khóa đào tạo miễn phí và cấp chứng chỉ cho người chăn nuôi bò. IDP còn hỗ trợ nguồn vay vốn mua bò giống với số tiền 20 triệu đồng/con không tính lãi, thu hồi trong vòng 18 tháng. Cùng với đó, Công ty cũng hỗ trợ mỗi hộ 3 triệu đồng mua thùng xô chậu inox và khăn lau, khăn lọc sữa; 10 triệu đồng mua máy vắt sữa; 3 triệu đồng xây hố phân xa chuồng... Tất cả đều được thu hồi qua sản phẩm sữa và trừ dần hàng tháng.

Ông Tăng Xuân Lưu, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì cho hay, mô hình trang trại mẫu sẽ tạo điều kiện cho người nông dân nắm bắt được những kiến thức mới nhất để chăn nuôi bò sữa một cách lành nghề. Đồng thời nhập khẩu và chọn lọc những con giống, loại cỏ tốt từ trong và ngoài nước để cung cấp cho nông dân. Mô hình trên cũng góp phần tăng tính liên kết và trách nhiệm giữa các bên trong chuỗi sản xuất sản phẩm sữa.

Triển vọng mới

Với đàn bò sữa 17 con, mỗi năm cho khoảng 50 tấn sữa, việc chăm sóc tốt cho bò luôn là thách thức đối với gia đình ông Nguyễn Văn Bưởi, thôn Quýt, xã Yên Bài, huyện Ba Vì. Trực tiếp được tham quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa tại trang trại mẫu, ông Bưởi chia sẻ: "Chuồng nuôi bò sữa nhà tôi được cải tạo từ nền chuồng trâu cũ, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Qua tập huấn, tôi đã biết được cách làm thế nào để đàn bò khỏe mạnh, sữa tốt, chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát, diện tích nuôi tối thiểu đạt 8 m²/con, không kể sân chơi và máng ăn…".

Thời gian qua, nhiều người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì cũng tìm đến trang trại mẫu để mua con giống. Bà Nguyễn Thị Mai Yến, Phó Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh cho biết, tuy mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn nhưng trang trại mẫu về bò sữa đã cung cấp nguồn giống chất lượng cho người nông dân.

Chăn nuôi bò sữa là ngành mang lại thu nhập chính cho người dân trên địa bàn xã Tản Lĩnh. Toàn huyện Ba Vì có khoảng 1.500 hộ chăn nuôi bò sữa với 5.500 con, dự tính đến hết năm 2012 sẽ tăng thêm 2.500 con và đến năm 2015 sẽ tăng thêm 4.000 - 5.000 con. Nếu mô hình trang trại mẫu về chăn nuôi bò sữa thành công sẽ mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi bò sữa của huyện Ba Vì nói riêng và toàn thành phố nói chung.

Để có chuồng trại đạt tiêu chuẩn về diện tích nuôi và các trang thiết bị khác, số tiền đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng. Bởi vậy, Nhà nước cũng như doanh nghiệp cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho người nông dân - Ông Nguyễn Văn Bưởi - xã Yên Bài, huyện Ba Vì.

Related news

Chợ Mới (An Giang) Sản Lượng Tiêu Thụ Khô Cá Lóc Giảm Chợ Mới (An Giang) Sản Lượng Tiêu Thụ Khô Cá Lóc Giảm

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.

Tuesday. January 20th, 2015
Khánh Hòa Xuất Khẩu Thuỷ Sản Một Năm Nhìn Lại Khánh Hòa Xuất Khẩu Thuỷ Sản Một Năm Nhìn Lại

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 của Khánh Hòa đạt 466 triệu USD, vượt 0,2% so với kế hoạch và tăng 0,4 % so với năm 2013. Như vậy, dù bị tác động của nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa vẫn hoàn thành kế hoạch tăng trưởng đã đặt ra.

Tuesday. January 20th, 2015
Niềm Vui Mùa Cá Cơm Niềm Vui Mùa Cá Cơm

Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.

Tuesday. January 20th, 2015
Thới Bình (Cà Mau) Kiến Nghị Quy Hoạch Nuôi Tôm Công Nghiệp Thới Bình (Cà Mau) Kiến Nghị Quy Hoạch Nuôi Tôm Công Nghiệp

Mặc dù không nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh Cà Mau, nhưng thời gian qua diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình phát triển nhanh cả về quy mô và diện tích. Huyện Thới Bình đã trình UBND tỉnh đưa nuôi tôm công nghiệp vào quy hoạch để thuận lợi trong quản lý và phát triển.

Tuesday. January 20th, 2015
Đầu Năm Hồi Hộp, Lo Lắng Về Cá Tra Đầu Năm Hồi Hộp, Lo Lắng Về Cá Tra

Vào ngày cuối cùng của năm, 31/12/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thống nhất chưa thực hiện các quy định tại điểm b và điểm c Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36) với sản phẩm cá tra philê XK là: phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh và tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% đến hết ngày 31/12/2015.

Tuesday. January 20th, 2015