Lễ Hội Cà Phê Buôn Ma Thuột Lần Thứ Năm
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ năm- 2015 sẽ diễn ra tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ ngày 9/3 đến ngày 12/3 với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Những đường xuân lịch sử”.
Theo Ban tổ chức, tính đến thời điểm này mọi công tác chuẩn bị cho việc tổ chức lễ hội đã cơ bản hoàn tất. Chương trình khai mạc và bế mạc đã được phê duyệt và chuẩn bị công phu.
Đêm khai mạc có chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột – Hội tụ tinh hoa đại ngàn” được chia làm 3 chương (chương 1: Hào khí Tây Nguyên; chương 2: Hương sắc cà phê Ban Mê; chương 3: Ra khơi). Đêm bế mạc có chủ đề Vọng mãi cà phê Buôn Ma Thuột cũng được chia làm 3 chương (chương 1: Buôn Ma Thuột – Miền đất huyền thoại; chương 2: Âm vang mùa xuân; chương 3: Cà phê Buôn Ma Thuột- Thương hiệu toàn cầu).
Về hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê mang chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột - dòng chảy cuộc sống” diễn ra từ ngày 8/3-12/3 tại khu Biệt điện - Bảo tàng tỉnh, đến thời điểm này đã có hàng trăm đơn vị đăng ký tham gia với khoảng 665 gian hàng trưng bày bao gồm các loại cà phê nhân, cà phê chế biến; các sản phẩm chế biến khác được chế biến từ hương liệu cà phê; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây cà phê; các dây chuyền công nghệ máy móc, thiết bị chế biến cà phê; các loại phân bón, thuốc BVTV cho cây cà phê; các loại giống cây cà phê; trưng bày biểu đồ phát triển cà phê và nguồn gốc xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột… Theo ban tổ chức, đây sẽ là không gian chính của lễ hội, nơi tập hợp các hoạt động giới thiệu giao lưu của ngành cà phê, giữa ngành cà phê với sản phẩm phụ trợ.
Cũng theo Ban tổ chức, lễ hội lần này có quy mô lớn hơn và các nội dung hoạt động cũng khác hơn so với các lần tổ chức lễ hội trước, đó là ngoài khai mạc lễ hội cà phê còn xoay quanh các sự kiện, lễ lớn của địa phương; hội chợ chuyên ngành thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia có quy mô lớn nhất từ trước tới nay; Hội nghị toàn quốc về ngành cà phê Việt Nam nhằm định hướng cho cà phê Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững; đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong các khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu, nhằm khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế…
Lễ hội là hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa thiết thực với quy mô quốc gia được duy trì thường xuyên theo định kỳ, nhằm xây dựng, quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, từng bước định hình về thương hiệu kinh tế của cà phê; thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam; nâng cao nhận thức, tôn vinh các doanh nghiệp và những người nông dân sản xuất cà phê bền vững…
Related news
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polysciasfructicosa thuộc họ ngũ gia bì. Cây đinh lăng được chúng ta trồng ở chậu hoa hay trong vườn ở trước sân nhà làm cây cảnh. hoặc làm dược liệu quý.
Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.
Hai vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung đã được tỉnh phê duyệt thuộc xã Hoà Tân, TP Cà Mau và xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, quy mô gần 2.000 ha. Ðây được xem là 2 vùng nuôi tạo sự đột phá cho con tôm Cà Mau từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, dù được phê duyệt từ năm 2011 nhưng việc triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.
Trước khi đến với nghề nuôi thỏ, ông Nguyễn Hồng Phú, ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định) từng lăn lộn với nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Khi được giới thiệu mô hình nuôi thỏ, ông đã bỏ công sức tìm hiểu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật nuôi và quyết định làm giàu từ thỏ.
Theo phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đến nay, toàn huyện có 142 lán trại trồng nấm tại 24 xã với tổng diện tích 21.150 m2. Năm nay, huyện tiếp tục sản xuất các loại nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ cung cấp ra thị trường. 9 tháng qua, sản lượng thu hoạch nấm tươi của toàn huyện đạt 153 tấn.