Anh Khải Chuyển Dịch Cây Trồng Hiệu Quả

Anh Đổng Quang Khải ở xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) đầu tư chuyển dịch hiệu quả cây trồng trên cánh đồng thôn Tân Bổn. Anh tất bật bơm nước tưới cây thuốc lá nâu Madole xanh tốt đang vào mùa thu hoạch. Anh Khải cần mẫn gắn bó với đồng đất quê nhà đem lại thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chúng tôi lấy làm ngỡ ngàng khi đứng trước ruộng thuốc lá xanh biếc của gia đình anh Khải. Cây thuốc lá cao ngang ngực người, lá dày trải kín đất. Trao đổi với chủ nhân ruộng thuốc lá Madole, chúng tôi được biết vùng đất này có tục danh Đất Đỏ. Trước đây, nông dân canh tác ăn nước trời một vụ rất bấp bênh. Bà con làm đất gieo giống xuống là ngước mắt nhìn trời mòn mõi đợi mưa.
Năm mưa thuận nắng hòa thì có thu hoạch; chẳng may hạn hán kéo dài là trắng tay. Khi hệ thống thủy lợi Tân Giang phát huy hiệu quả tưới vào cuối năm 2008 làm thay đổi căn bản tập quán canh tác của nông dân thôn Tân Bổn từ ăn nước trời chuyển sang chủ động tưới.
Gia đình anh cải tạo 7 sào đất gò đồi chủ động bơm tưới trở thành đồng đất trù phú canh tác bảo đảm ăn chắc 2 vụ/năm. Đây là năm đầu tiên anh Khải hợp đồng Chi nhánh Hòa Việt trồng 3 sào thuốc lá nâu giống Madole. Chi nhánh cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật và ứng trước vật tư giúp gia đình anh trồng vụ thuốc lá “đầu tay” thắng lợi, sản lượng ước đạt 1 tấn thuốc lá khô.
Chi nhánh bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 40.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, anh có lãi trên 25 triệu đồng. Còn lại 4 sào đất liền kề với ruộng thuốc lá được anh Khải trồng bắp lai cao quá đầu người đang thời kỳ cứng hạt. Cây bắp được anh Khải đầu tư chăm sóc chu đáo, năng suất ước 7,5 tạ/sào. Ngoài ra, gia đình anh còn canh tác 6 sào ruộng lúa chủ động tưới bảo đảm cuộc sống no ấm cho gia đình bốn nhân khẩu.
Đổng Quang Khải cho biết trước đây trên vùng đất này, gia đình anh chuyên trồng bắp lai và cà pháo tuy có lợi nhuận nhưng thấp hơn nhiều lần so với trồng thuốc lá. Đến vụ đông xuân năm sau, anh tiếp tục xuống giống trồng cây thuốc lá nâu Madole.
“Bà con biết ơn Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng hồ Tân Giang cung cấp nước sản xuất và nước sinh hoạt cho vùng đồng bào Chăm thôn Tân Bổn. Nhờ có nguồn nước giúp gia đình tôi trồng lúa và bơm tưới chuyển đổi cây trồng trên vùng gò đồi Đất Đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao.
Vợ chồng tôi chăm lo làm ăn dành dụm vốn liếng nuôi dạy con cái ăn học trưởng thành”, anh Đổng Quang Khải chia sẻ niềm vui.
Related news

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành tổ chức trao giấy chứng nhận VietGAP cho câu lạc bộ (CLB) nuôi trồng thủy sản số 2 xã Tân Nhuận Đông.

Do vậy, ông Nam đề nghị, Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ quan phải đồng lòng, có liên kết nhiều và chủ động hơn trong việc có thêm nguồn tư liệu và những hình ảnh truyền thông mạnh mẽ hơn thông qua những bạn hàng, đối tác để đưa những thông điệp trung thực, chất lượng đến với người tiêu dùng.

Trong đó có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (diện tích 6,3 ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP, và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Ao nuôi nên có vị trí thuận lợi cho việc cấp và thoát nước, vị trí ao nuôi phải có điện và gần đường giao thông để thuận tiện cho việc vận chuyển con giống, thức ăn và sản phẩm tôm. Ao nuôi nên có diện tích từ 2.000 - 4.000 m2, hình chữ nhật, chiều dài gấp 1,5 - 2 lần chiều rộng để thuận tiện cho việc chăm sóc.

Chuỗi liên kết dọc cá tra-Tafishco chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2014, đến nay đã có 5/8 hộ liên kết và vùng nuôi Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn An Giang, với tổng số tiền giải ngân là 138 tỷ 300 triệu đồng, đạt 58,92% tổng hạn mức được duyệt. Trong đó, diện tích thả nuôi là 30ha, và đã thu hoạch được 3.185ha, đạt 33,17% so với kế hoạch.