Làng Thanh Niên Lập Nghiệp IAMƠR

Xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có làng thanh niên lập nghiệp gồm 100 hộ sinh sống với diện tích đất nông nghiệp gần 550 ha. Khi mới xây dựng, làng gặp vô vàn khó khăn, nhưng được sự quan tâm của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trong tương lai làng sẽ trở thành "lãnh địa" của cây cao su, giúp cho đội viên cải thiện cuộc sống.
Ia Mơr là vùng rừng khộp khô cằn, hoang vắng nằm giữa 2 con suối Ia Mơr và Ia Lốp. Hưởng ứng chủ trương đi xây dựng cuộc sống ở Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Ia Mơr, tháng 11-2007, nhiều thanh niên đã tìm đến đây để lập nghiệp. Mới đầu những gia đình nhỏ của làng được Ban Quản lý dự án Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Ia Mơr cấp nhà, 1.000 m2 đất ở và 1,86 ha đất sản xuất, được hỗ trợ 6 tháng lương thực, 4 triệu đồng để xây bể nước, 3 triệu đồng để mua bò sinh sản. Ngoài ra, các nhu cầu thiết yếu khác như điện, nước cũng được Ban Quản lý dự án cung cấp đầy đủ.
Những thanh niên lên vùng đất mới lập nghiệp phần lớn có hoàn cảnh rất khó khăn, phải tự thân vận động, chỉ có lòng quyết tâm cao và ý chí, nghị lực của sức trẻ, mong muốn tìm ra hướng đi mới để xây quê hương phát triển bền vững và cuộc sống ngày một tươi đẹp hơn. Quá trình tìm hướng đi cho Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Ia Mơr, sau bao thăng trầm, cuối cùng cũng có những tín hiệu lạc quan. Dự án trồng 3.000 ha cao su (từ năm 2010 đến 2012) của công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah đang tiến những bước đầu tiên với việc trồng mới 500 ha vào năm 2010, tỷ lệ sống đạt 97%. Việc thành lập Nông trường Cao su Thanh niên Ia Mơr, cho thấy quyết tâm của công ty này trong việc biến vùng rừng nghèo thành “lãnh địa” của cây cao su.
Công ty Cao su Chư Pah sẽ tiếp tục trồng mới 1.500 ha trong năm 2011 và hoàn thành kế hoạch với tổng diện tích 3.000 ha vào cuối năm 2012. Nếu dự án khả quan sẽ giải quyết việc làm cho lượng lao động không nhỏ. Giai đoạn khai thác sẽ tăng lượng nhân công gấp đôi với 1 người/3 ha. Công ty ưu tiên tuyển dụng đội viên của làng và đồng bào địa phương trên địa bàn xã Ia Mơr vào làm công nhân, giúp họ ổn định cuộc sống.
Hiện tại một số thanh niên cyar làng đã được nhận làm công nhân hợp đồng thời vụ cho Công ty. Về lâu dài, họ sẽ làm công nhân của Nông trường với mức thu nhập ổn định hơn. Cùng với việc phát triển cây cao su, hy vọng Công ty sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao đời sống cho đội viên trong làng.
Ngoài ra Tỉnh đoàn phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ cho làng vay 300 triệu đồng. Với số vốn ít ỏi này, các đội viên đã nhường nhau, ưu tiên cho những hộ khó khăn hơn vay trước với số tiền 10 triệu đồng/hộ. Các đội viên trong làng đã tổ chức sản xuất lúa và chăn nuôi. Hiện đàn bò của Làng Thanh niên lập nghiệp có khoảng trên 100 con, đa số hộ nuôi từ 2 đến 3 con, có những hộ nuôi được 6 con như anh Đoàn Văn Thạch và cũng có hộ vì hoàn cảnh khó khăn, không mua được bò. Tương lai đàn bò sẽ phát triển vì đồng cỏ rộng lớn tại đây.
Dù đời sống vật chất vẫn còn nhiều khó khăn, song các đội viên của làng đã biết tổ chức những buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ nâng cao đời sống tinh thần. Làng cũng đang dần hình thành hệ thống chính quyền với việc thành lập chi đoàn làng, Trung đội dân quân cơ động. Làng cũng đón nhận niềm vui lớn từ việc liên tục chào đón những “công dân nhí” chào đời tại làng.
Chỉ một thời gian ngắn, các đội viên trong làng thanh niên lập nghiệp đã gắn bó với dải đất biên cương khắc nghiệt nhưng đầy tiềm năng để trở thành vùng quê trù phú.
Related news

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt kinh phí hỗ trợ dự án “Xây dựng mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt tại An Giang”, do Thạc sĩ Phí Như Liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) làm chủ nhiệm; phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ An Giang) thực hiện. Tổng kinh phí gần 847 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ gần 664,8 triệu đồng, còn lại do hộ nông dân tham gia đối ứng.

Nhờ chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được duy trì ổn định, các loại dịch bệnh mặc dù có xuất hiện nhưng đã được ngăn chặn và khống chế kịp thời, không để bùng phát trên diện rộng.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn – Trường đại học An Giang phối hợp UBND xã Vĩnh Phước (Tri Tôn - An Giang) tổ chức hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch”. Qua đó, các doanh nghiệp thống nhất kế hoạch hợp tác với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi, các sản phẩm rau màu sản xuất trên nền diện tích lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch lúa mùa nổi gắn với khung cảnh đồng quê xưa. Đồng thời, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo lúa mùa nổi…

"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.

WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.