Tìm Hướng Phát Triển Bền Vững Lúa Mùa Nổi
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn – Trường đại học An Giang phối hợp UBND xã Vĩnh Phước (Tri Tôn - An Giang) tổ chức hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch”. Qua đó, các doanh nghiệp thống nhất kế hoạch hợp tác với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi, các sản phẩm rau màu sản xuất trên nền diện tích lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch lúa mùa nổi gắn với khung cảnh đồng quê xưa. Đồng thời, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo lúa mùa nổi…
Lúa mùa nổi là cây lương thực đặc thù của vùng ĐBSCL trong giai đoạn trước và sau 1975. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn tồn tại ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (Tri Tôn) với diện tích khoảng 40 héc-ta. Lúa mùa nổi ngoài phẩm chất gạo sạch (không bón phân, phun thuốc hóa học), gốc rạ tự nhiên của chúng còn giúp canh tác rau màu đạt năng suất cao, tiết kiệm nhiều chi phí.
Related news
Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP” cuối tuần qua tại TP.HCM đã đặt ra những vấn đề nóng bỏng để chuyển đổi ngành này trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng đối mặt nhiều thách thức, tác động của quá trình hội nhập.
Cá đang nuôi trong lồng bè bỗng dưng nổ mắt, phơi bụng chết trắng hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Lá to như một chiếc ô dù che mưa, ngọn non có thể xào ăn được, đặc biệt, trọng lượng quả nặng đến 1 tấn rưỡi,... Gần đây, người dân đang rộ lên phong trào trồng bí ngô khổng lồ để vừa làm cảnh, vừa lấy thực phẩm ăn.
Trao đổi với Dân Việt, TS Nguyễn Ngọc Sơn – Trưởng Bộ môn động vật quý hiếm và đa dạng sinh học (Viện Chăn nuôi quốc gia) cho rằng, về lâu dài để phát triển bền vững con đặc sản, chúng ta cần xây dựng được thương hiệu cho những loài này.
Trên thế giới, có những giống dưa chuột kỳ lạ mà chắc chắn bạn chỉ mới được xem hình chứ chưa từng được thấy và nếm thử bao giờ.