Chưa Có Hộ Nuôi Cá Tra Nào Đạt Chứng Nhận ASC
WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.
Ông Ngô Tiến Chương, Điều phối viên chương trình thủy sản của Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam trong chuyến làm việc, khảo sát các cơ sở nuôi cá tra và chế biến thức ăn thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)” cho biết, hiện nay cả nước đã có 30 vùng nuôi cá tra của các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đạt chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council) nhưng chưa có hộ nuôi cá tra riêng lẻ nào đạt được chứng nhận này.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc sản xuất và đạt chứng nhận ASC đòi hỏi nguồn kinh phí quá lớn. Cụ thể, đối với trại nuôi cá tra diện tích khoảng 4 ha, chỉ phần chi phí thuê tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật đã tốn 10.000- 15.000 USD tùy theo điều kiện thực tế. Tiếp theo đó, người nuôi cá phải tốn thêm phần chi phí từ 3.500-4.500 USD để thực hiện khâu chứng nhận. Hơn nữa, người nuôi cá phải đầu tư một phần chi phí đáng kể để cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng ao nuôi theo tiêu chuẩn ASC. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có sự khác biệt lớn giữa cá tra đạt chứng nhận ASC với những sản phẩm khác.
Theo ông Chương, hiện nay nhiều nhà bán lẻ cá tra tại thị trường EU đang có xu hướng nhập khẩu, phân phối các sản phẩm cá tra đạt chứng nhận ASC. Do đó, việc xây dựng các trang trại nuôi cá tra đạt chứng nhận ASC là cần thiết để đưa các sản phẩm cá tra vào thị trường khó tính này. Đối với những hộ nuôi cá nhỏ lẻ, muốn đạt được chứng nhận này điều cần thiết là phải liên kết lại với nhau thành vùng nuôi lớn và có tiềm lực kinh tế mạnh.
Vừa qua, WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường, kinh tế và xã hội và đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.
Khi dự án kết thúc sẽ có ít nhất 70% công ty nuôi trồng có quy mô lớn và vừa, 30% nhà máy sản xuất thức ăn độc lập chủ động cam kết thực hiện theo ASC và có ít nhất 50% các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm bền vững tuân thủ tiêu chuẩn ASC vào thị trường Châu Âu và những thị trường khác. Riêng đối với những hộ nuôi nhỏ lẻ, dự án SUPA không đề cập đến nhưng việc áp dụng tiêu chuẩn ASC là tự nguyện.
Related news
Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm nông dân (thuộc Hội Nông dân tỉnh) đã tổ chức dịch vụ bán phân trả chậm cho nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh.
Đến hẹn lại lên, những nhà vườn trồng hoa Tết lại bắt tay vào một vụ mới để mang đến những đóa hoa tươi thắm tô điểm cho mỗi nhà khi mùa xuân sang. Khắp vùng ven đô, thi thoảng lại bắt gặp những mảnh vườn xanh ngắt màu của cúc hay những mầm lay ơn mới vượt khỏi mặt đất đỏ thẫm, lấp lánh sương mai…
Bên cạnh đó, huyện còn cấp 4.000 liều vắc xin cúm A/H5N1 để đội ngũ thú y cơ sở tiêm phòng cho đàn gia cầm ở những vùng có nguy cơ cao bùng phát mầm bệnh.
Ông Nguyễn Hồng Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Đá (huyện Dương Minh Châu) cho biết sau những cơn mưa vừa qua, chỉ riêng ấp Phước Bình 1 đã có khoảng 85 ha mì sắp đến ngày thu hoạch bị thiệt hại nặng nề.
Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư; được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê; quy trình cấp giấy chứng nhận Utz Certified Good Inside cho cà phê và được tham quan, học tập những mô hình cà phê sản xuất trên địa bàn khu vực đơn vị đóng quân…