Làm Giàu Với Sầu Riêng Trái Mùa

Anh Nguyễn Công Trình (34 tuổi), ngụ xã Quới Thiện, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long có thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm từ sầu riêng nghịch vụ và mít cao sản.
Theo anh Trình, sầu riêng làm trái vụ đòi hỏi những kỹ thuật về đậy gốc, xiết nước, thời điểm bón phân để hoa đậu trái nhiều… và không phải ai làm cũng thành công. Anh Trình bộc bạch: “Để xử lý cho sầu riêng ra hoa nghịch vụ, vào mùa mưa phải dùng tấm ni lông trải phủ hết gốc sầu riêng để cây không thấm nước mưa, đồng thời bơm thoát nước ra ngoài cho mương cạn vì sầu riêng rất sợ nước, càng xiết nước đúng cách thì càng cho trái nghịch vụ cao”.
Càng về sau, khi được tham gia nhiều lớp tập huấn, học hỏi đúc kết kinh nghiệm, cuối cùng anh Trình cũng thành công. Năm 2012, nhờ sầu riêng trúng mùa và được giá, gia đình anh đã mua thêm 2.000 m2 đất và thuê thêm 5.000 m2 đất vườn để mở rộng mô hình. Hiện diện tích trồng sầu riêng của anh Trình đã lên 6.000 m2 và 2.500 m2 trồng thử nghiệm mít cao sản. Với mức giá trung bình 25.000 đồng/kg, mỗi năm anh Trình thu lời từ vườn sầu riêng hơn 400 triệu đồng. Mô hình của anh còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương, giúp họ tăng thu nhập 1,5 triệu đồng/người/tháng.
Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141123/lam-giau-voi-sau-rieng-trai-mua.aspx
Related news

Cũng như nhiều người khác, hành trình làm giàu của chị Triệu Thị Liên, người Dao đỏ, ở thôn Nà Luồng, thị trấn Đông Khê (Thạch An - Cao Bằng) đã nếm trải không ít thất bại. Bây giờ, khi đã gặt hái thành công, chị đúc kết lại: “Muốn làm giàu, ngoài sự cần cù, chịu khó cần phải năng động, sáng tạo nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương”.

Đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng và hoàn thành cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) với tổng diện tích 830ha.

Với 15ha đồi rừng, 1ha ao thả cá cộng với 2 dãy chuồng nuôi lợn được áp dụng theo mô hình vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), gia đình chị Văn Thị Xuân ở tổ 8A, thị trấn Yên Bình (Yên Bình - Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Từ chỉ vài gia đình, đến nay mô hình cá trê lai bể ở xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế đã phát triển lên con số hơn 200 hộ. Việc tự phát mở rộng sản xuất một cách ồ ạt đã khiến cho đầu ra của sản phẩm ngày càng khó khăn.

Năng động, chăm chỉ, chị Sầm Thị Hiên ở thôn Bản Chang, xã Trúc Lâu (Lục Yên - Yên Bái) đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn.