Cánh đồng mẫu lớn Hương thơm Kinh Bắc

Kết quả bước đầu cho thấy mô hình đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, “kích thích” người nông dân gắn bó với ruộng đồng hơn.
Mỗi năm Thanh Hóa SX bình quân trên 1,6 triệu tấn lương thực có hạt trở lên, do đó thị trường tiêu thụ là yếu tố then chốt quyết định thắng lợi trong mỗi mùa vụ. Bài toán được mùa mất giá, được giá mất mùa năm nào cũng quanh đi quẩn lại, đeo bám những người quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Việc UBND huyện Đông Sơn triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn theo phương châm liên kết “4 nhà” đã tạo nên bước đột phá quan SX lúa gạo.
Ông Lê Xuân Vàng, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Đông Sơn cho hay, mô hình được thực hiện tại 2 xã Đông Nam và Đông Khê trên tổng diện tích 82,5 ha với 341 hộ dân tham gia, gieo cấy đồng bộ giống lúa thuần chất lượng Hương thơm Kinh Bắc, do Cty CP Giống cây trồng Bắc Ninh chọn tạo và cung ứng.
Sau khi lựa chọn địa điểm thực hiện, huyện chỉ đạo các hộ dân gieo cấy, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cùng thời điểm. HTX Dịch vụ nông nghiệp liên kết với các Cty, doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV cho bà con; tổ hợp tác cơ giới cung ứng dịch vụ làm đất, SX mạ khay, máy cấy và thu hoạch. Đặc biệt, UBND các xã ký hợp đồng với Cty CP Giống cây trồng Bắc Ninh bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
“Các hộ dân tham gia mô hình được huyện hỗ trợ 100% giống lúa và tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT trước vụ SX. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, theo dõi, đến nay có thể khẳng định cánh đồng mẫu lớn đã thắng lợi toàn diện. Tất nhiên, cũng phải cảm ơn thời tiết “mưa thuận gió hòa” và bộ giống lúa mới vừa có tiềm năng về năng suất, chất lượng vừa chống đổ tốt”, ông Vàng nói.
Giống lúa thuần Hương thơm Kinh Bắc có TGST vụ mùa từ 105 – 107 ngày, cây cứng, lúa bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm và khá, cây có kiểu hình đẹp, bộ lá có màu sáng xanh, kể cả khi bông lúa đã chín vàng; chống chịu tốt với sâu bệnh. Về năng suất, bình quân đạt 3,3 - 3,5 tạ/sào (66 - 70 tạ/ha), cá biệt một số ruộng thâm canh tốt có thể đạt 3,8 tạ/sào.
Ông Nguyễn Văn Sáu, thôn 4, xã Đông Khê phấn khởi nói: “Chưa bao giờ tôi thấy vụ HT- mùa thắng lợi như năm nay. Cả cánh đồng vàng ươm một màu, tỏa hương thơm phức. Vừa rồi nhà tôi gặt một ít về ăn thử thấy cơm dẻo và rất thơm, nhất là khi còn nóng sốt”.
Gia đình ông Sáu có 5 sào ruộng tham gia mô hình, trước đây ông cũng SX lúa thuần nhưng năng suất bình quân vụ HT - mùa chỉ đạt 2,7 – 3 tạ/sào. Năm nay tham gia SX giống lúa mới nên ông đưa cơ giới hóa vào từ khâu làm đất đến thu hoạch. “Mặc dù chưa tính toán kỹ nhưng nhìn ruộng lúa đẹp hơn cả vụ ĐX nên tôi chắc chắn hiệu quả kinh tế phải cao hơn các giống lúa cũ 7 – 10%. Quan trọng nhất là lúa thu hoạch xong được Cty CP Giống cây trồng Bắc Ninh đến thu mua tươi tại ruộng luôn. Chúng tôi phấn khởi lắm”, ông Sáu cho biết thêm.
Đánh giá về mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Đông Sơn, ông Mai Nhữ Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho rằng: “Bước đầu mô hình phát triển tương đối tốt. Ngoài việc cung ứng dịch vụ làm đất, giống, phân bón, thuốc BVTV, doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm cho bà con là rất đáng khen ngợi. Giống lúa mới Hương thơm Kinh Bắc là giống có tiềm năng năng suất.
Tuy nhiên, lúa đang trong giai đoạn SX thử nên Cty CP Giống cây trồng Bắc Ninh cần có biện pháp kỹ thuật, chọn lọc, chọn lại để đảm bảo độ thuần cao nhất; tiếp tục triển khai SX ở các vùng sinh thái khác nhau để khi giống được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức”.
Related news

Chị Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cho biết: “Trước đây chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nuôi tôm dưới tán rừng, ít chú trọng công tác trồng và bảo vệ rừng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chết. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng, tôm nuôi cho thu hoạch cao”.

Ngư dân huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đang trúng đậm cua giống và cá kèo giống. Nhiều ngư dân cho biết, năm nay số lượng cá kèo giống và cua giống nhiều hơn những năm trước. Đồng thời, bà con còn bán được giá cao.

Mấy mươi năm gắn bó với nghề nuôi chim yến, mái tóc đã lấm chấm bạc, ông Mười Thiết kể lại rằng, từ những năm 1980, gia đình làm nghề thợ mộc, một số chim yến đã vào nhà ông lưu trú. Những ngày đầu ông chưa biết đó là chim yến và hiển nhiên chưa biết giá trị của tổ yến mang lại. Vì vậy, có đôi lúc ông cùng anh em làm thợ bắt những con chim lưu trú ở nhà ông để bỏ đi.

Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ có truyền thống phát triển nuôi heo theo quy mô nhỏ tại nông hộ, nhất là tại các xã thuộc phía Bắc kênh Cái Sắn. Gần đây, khi giá heo hơi ở mức cao, người dân rất phấn khởi, tích cực phát triển đàn. Tuy nhiên, chăn nuôi heo theo quy mô nhỏ tại các nông hộ cũng gặp không ít rủi ro.

Qua theo dõi đặc điểm dịch tễ của bệnh, các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc liên tục xuất hiện các trường hợp gia súc mắc bệnh Nhiệt thán trong những năm gần đây và thường xuyên có người bị mắc bệnh Nhiệt thán do ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết. Do vậy, nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh Nhiệt thán trên gia súc là rất cao, đặc biệt ở địa phương đã có ổ dịch Nhiệt thán trong thời gian vừa qua.