Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.
Vợ chồng bà Chín là những nông dân quê gốc Tiền Giang, nên việc trồng cây ăn trái như là niềm đam mê và cũng là nghề nghiệp chính để mang lại thu nhập cho gia đình.
Sau nhiều trăn trở lựa chọn giống cây trồng phù hợp với đất đai, thời tiết và thị trường tiêu thụ ổn định, vợ chồng bà Chín nhận thấy nhãn là giống cây trồng sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Năm 1997, bà Chín trồng hơn 300 gốc nhãn trên phần đất 1 ha, xen kẽ với nhãn là các loại cây trồng khác như bưởi, xoài…
Do giống cây trồng tốt, chất lượng, được bà Chín mang từ Tiền Giang về nên cây phát triển khá nhanh và mang lại năng suất cao. Cùng với những kinh nghiệm chăm sóc cây của gia đình như: tạo mô đất trồng cây, siết cành, chọn trái, bón phân… nên sau một thời gian ngắn vườn nhãn của gia đình bà Chín trở nên xum xuê và cho trái rất sai.
Nhãn mỗi năm chỉ thu hoạch một đợt, qua mỗi đợt thu hoạch bà Chín có lợi nhuận từ 60-70 triệu đồng. Nhãn sau khi thu hoạch sẽ có thương lái từ thị trấn vào đến tận nhà thu mua, giá dao động từ 18.000-25.000 đồng/kg.
Đến năm 2011, bà Chín mở rộng quy mô sản xuất trồng thêm 250 gốc mít. Vừa qua, bà chín thu hoạch xong 50 gốc mít, mang lại thu nhập hơn 20 triệu đồng. Mỗi trái mít có trọng lượng từ 5 kg trở lên, giá cả dao động từ 13.000-15.000 đồng/kg.
Bà Chín chia sẻ: “Vợ chồng tôi quê ở Tiền Giang nên trồng cây ăn trái như là một nghề trong gia đình. Cùng với việc học hỏi kinh nghiệm từ những người bà con trồng cây ăn trái với quy mô lớn nên chúng tôi phần nào cũng áp dụng được cho việc trồng trọt của gia đình”.
Bà Trịnh Ngọc Hậu, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Trần Văn Thời, đánh giá: “Trong nhiều năm qua, chị Chín là điển hình cho phụ nữ sản xuất giỏi trên địa bàn thị trấn. Thời gian tới, Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn sẽ tổ chức nhân rộng mô hình này trong chị em hội viên”.
Với nhiều đóng góp trong tổ chức hội, cũng như nhiệt tình tham gia các phong trào ở địa phương, bà Chín đã được Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời khen thưởng về thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước của phụ nữ (giai đoạn 2005-2010).
Related news

Nhằm tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng, dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều hộ nông dân trồng tiêu tham gia. Nhiều mô hình canh tác tiêu bền vững được phát triển theo các tiêu chuẩn của chứng nhận Rainforest Alliance (R.A) cho các hộ trồng tiêu ở Bù Đốp; đồng thời kết nối với thị trường quốc tế thông qua Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice.

Thới Bình là huyện có diện tích lúa thu hoạch sớm nhất tỉnh Cà Mau. Trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Thới Bình Lê Thanh Hùng cho biết, nhìn chung trà lúa vụ 2 năm nay kết quả đạt khá cao, từ 4,8 - 5,5 tấn/ha, tăng khoảng 1 tấn/ha so với vụ hè thu.

So với nhiều trang trại trồng nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình hay Lương Tài, cơ sở sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu của chị Trần Thị Bình ở thôn Bái Uyên, xã Liên Bão và hộ anh Đoàn Trọng Duẩn thôn Tử Nê, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du được đầu tư rất bài bản, quy mô và hiệu quả.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng nguồn giống chất lượng cao sẽ tạo thế đứng, khả năng cạnh tranh cho lĩnh vực nông nghiệp mà phần lớn khu vực này gắn với đời sống nông dân ở nông thôn.

Những ngày này, bà con nông dân ở các xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành (Trà Ôn - Vĩnh Long) đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch củ sắn. Hiện tại, giá củ sắn dao động từ 3.000 - 3.300 đ/kg, trừ chi phí phân thuốc, nhân công, nông dân còn lời trên 15 triệu đồng/công.