Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Vịt, Cá

Làm Giàu Từ Nuôi Vịt, Cá
Publish date: Saturday. December 7th, 2013

Bước lên con thuyền xi măng kéo dây, đưa chúng tôi qua sông Kiến Giang để sang bên trang trại của anh Tống Sỹ Hoàn, thôn Hiếu Thiện, xã Vũ Hội (Vũ Thư - Thái Bình). Nơi đây giống như một ốc đảo xanh, không khí trong lành, cây cối xanh tươi soi bóng xuống những chiếc ao rộng, đàn vịt, ngỗng tung tăng bơi lội, cá quẫy đớp mồi.

Tiếp chuyện với chúng tôi là ông chủ trẻ Tống Sỹ Hoàn, qua câu chuyện, chúng tôi càng thêm khâm phục con đường làm giàu đầy nghị lực của anh. Vốn là người năng động và tháo vát, anh đã bôn ba khắp nơi, trải qua nhiều nghề kiếm sống, nhưng chưa tìm được con đường làm giàu hợp với sức mình.

Sau 3 năm đi lao động ở Đài Loan, cuối năm 2005 anh Hoàn về nước và quyết định thuê đất làm trang trại. Sau khi xã có chủ trương đấu thầu vùng cấy lúa kém hiệu quả, anh Hoàn đã mạnh dạn làm đơn nhận thầu 6 ha để làm trang trại tổng hợp. Vùng bãi nổi ven sông Kiến Giang rộng 6 ha được anh quy hoạch thành từng khu, thuê nhân công đào 4 ao rộng 4 ha và làm hệ thống cấp, tiêu nước. Trên những bờ vùng đắp rộng, trồng cây cảnh như si, sanh, còn lại trồng chuối.

Anh mua vịt, ngỗng, lợn về nuôi. Vừa học, vừa làm và tìm hiểu kiến thức, thông tin về mô hình kinh tế trang trại qua sách, báo. Đồng thời anh còn trực tiếp đi thăm những mô hình tiêu biểu trong và ngoài tỉnh, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm làm ăn.

Từ vùng đất trồng cấy bấp bênh, nay thành trang trại nhìn vào chỗ nào cũng có nguồn thu. Chúng tôi được biết, để có ngày hôm nay, anh cùng gia đình đã đổ nhiều mồ hôi, công sức vào đây, vốn liếng trên 2 tỷ đồng. Thời gian đầu, anh thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, trên diện tích 4 ha ao anh thả trắm, chép, mè, trôi. Sản lượng cá tăng dần hàng năm từ 10 lên 20 tấn, đàn lợn từ vài chục con tăng dần lên trên 100 con.

Tâm sự với chúng tôi, anh cho biết: Trong phát triển trang trại, có lúc gặp khó khăn như năm 2012, anh vay vốn ngân hàng, đầu tư tăng số lượng vịt nuôi lên 4.000 con. Tuy nhiên, năm đó thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh ở vịt bùng phát, đàn vịt mắc bệnh chết hơn một nửa, thị trường đầu ra chưa ổn định nhưng anh Hoàn vẫn kiên trì học tập cách nuôi, phòng chống dịch bệnh cho vịt từ sách báo, ti vi để duy trì đàn vịt trên 1.500 con.

Theo anh, trong chăn nuôi cần thực hiện tốt việc tiêm phòng cho đàn vịt, hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, cho vịt ăn đầy đủ, bảo đảm chất lượng, không sử dụng thức ăn tồn đọng, thức ăn ẩm mốc, kém chất lượng. Nhờ vậy, đàn vịt của gia đình không bị bệnh, đẻ tốt, hiệu quả kinh tế cao.

Anh Hoàn cho biết thêm, nuôi vịt siêu trứng đòi hỏi nhiều kỹ thuật, người nuôi cần phải chú ý từ khâu chọn giống đến khâu chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, nhưng quan trọng nhất là khâu chọn giống. Nếu người nuôi chọn được con giống tốt sẽ cho sản lượng trứng cao. Từ khi bắt giống về nuôi đến khoảng 4 tháng là vịt bắt đầu cho trứng và đẻ liên tục trong vòng khoảng từ 2-3 năm. Đặc biệt lưu ý trong quá trình vịt đẻ, phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho vịt.

Bên cạnh đó, để đàn vịt siêu trứng cho hiệu quả kinh tế cao, sau khoảng 3 năm phải tiến hành thay đàn vịt mới. Hiện trang trại của anh Hoàn duy trì trên 1.500 vịt đẻ. Mỗi ngày anh thu về 700 - 800 quả trứng với giá hiện tại là 2.500 – 2.800 đồng/quả.

Tính ra anh Hoàn thu được gần 2 triệu đồng/ngày. Cứ khoảng 3 ngày lại có người đến thu mua trứng. Để phát triển quy mô hơn nữa, anh Hoàn đầu tư thêm chuồng nuôi 200 con ngỗng đẻ, mở 2 lò ấp trứng, cung cấp ngỗng con và khoảng 1 vạn con gà giống mỗi tháng cho thị trường.

Với giá bán ngỗng 50.000 đồng/con, 1 năm anh cũng thu hàng chục triệu đồng. Diện tích mặt ao rộng vừa là chỗ cho vịt bơi lội, anh kết hợp thả cá như: trắm, mè, trôi, chép... mỗi năm cho hai lần thu mang lại giá trị kinh tế gần 200 triệu đồng. Mỗi năm, trang trại gia đình anh thu lãi khoảng 400 triệu đồng.

Từ thực tế phát triển trang trại của gia đình mình, anh Tống Sỹ Hoàn đúc rút kinh nghiệm: Để hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi lớn tập trung cần có sự tạo điều kiện, quan tâm của chính quyền địa phương, các ngành và ngân hàng để có mặt bằng lập trang trại và nguồn vốn đầu tư. Ngoài ra để việc chăn nuôi hiệu quả, mỗi gia đình, mỗi người phải tích cực học tập, nghiên cứu tìm hiểu mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh vào chăn nuôi.


Related news

Cẩn trọng với cây hồ tiêu Cẩn trọng với cây hồ tiêu

Bất chấp khuyến cáo của các nhà khoa học, từ đầu năm 2015 đến nay, nông dân khu vực Đông Nam bộ ùn ùn trồng hồ tiêu. Trong thời điểm hiện nay, hồ tiêu được giá, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây khác. Thế nhưng, việc nông dân ồ ạt chuyển sang trồng tiêu chẳng khác nào “đánh bạc” với may rủi và đang phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp địa phương...

Tuesday. June 16th, 2015
Vụ Hè thu hơn 3.000 ha thực hiện mô hình kiên kết 4 nhà Vụ Hè thu hơn 3.000 ha thực hiện mô hình kiên kết 4 nhà

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Hè Thu năm nay, toàn tỉnh có 1.600 hộ dân ở 6 huyện tham gia mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn, với tổng diện tích 3.000,4 ha.

Tuesday. June 16th, 2015
Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng diện tích trồng nấm Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng diện tích trồng nấm

Nông dân trồng nấm tại xã Phú Hưng (Phú Tân - An Giang) cho biết, mùa nắng kéo dài cộng với nhiệt độ cao khiến việc trồng nấm của các hộ bị gián đoạn. Theo ông Trần Văn Tường (ấp Hưng Hòa), nhiệt độ trong nhà nấm khoảng 28 độ C (ngoài trời dao động từ 32 độC - 34 độC) là điều kiện thích hợp nhất để trồng nấm.

Tuesday. June 16th, 2015
Công bố kết quả đề tài khoa học lúa tôm Công bố kết quả đề tài khoa học lúa tôm

Ngày 11/6, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau tổ chức công bố kết quả đề tài khoa học “Tác động tích cực của giống lúa ARIZE B – TE1 đến hiệu quả nuôi tôm ở vùng tôm – lúa các tỉnh Kiên Giang, Bạc liêu và Cà Mau” do Công ty Bayer Việt Nam chủ trì.

Tuesday. June 16th, 2015
Hạn chế bệnh chết nhanh hồ tiêu Hạn chế bệnh chết nhanh hồ tiêu

Chết nhanh là bệnh hại phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây hồ tiêu. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa.

Tuesday. June 16th, 2015