Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng

Nuôi ốc len không tốn kém tiền mua thức ăn, vì ốc sinh trưởng dựa vào thiên nhiên, khi thủy triều dâng cao, ốc bò lên thân cây, lá cây rừng để trú ngụ, khi thủy triều xuống ốc di chuyển từ trên cây xuống bãi sình lầy tìm kiếm thức ăn. Ốc len ăn chọn lọc các loài tảo đáy hoặc mùn bã hữu cơ nên không cần đầu tư thức ăn. Thời gian thả nuôi ốc len tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 5. Chi phí đầu tư chủ yếu là tiền mua giống lần đầu. Bình quân mật độ thả nuôi ốc len tốt nhất là 1kg ốc thương phẩm/10m2. Với cách thả giống này, ốc len nhanh sinh sản và nông dân có thu hoạch sau bốn tháng nuôi.
Hiện nay diện tích rừng phòng hộ ở Cà Mau rất lớn, trong khi đời sống nhiều hộ dân ở khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ vẫn khó khăn, nhưng một số người dân nơi đây đã áp dụng thành công mô hình này để mang lại thu nhập. Điển hình như hộ ông Trương Văn Hồng thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, Cà Mau) đầu tư vốn nuôi 3,3 tấn ốc giống trên 3 ha rừng thuê khoán. Sau vụ nuôi ốc len đầu tiên, gia đình ông lãi gần 80 triệu đồng.
Không chỉ ở Cà Mau, tỉnh Trà Vinh hiện có 7.232 ha rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ được trồng mới từ 10 đến 25 năm. Đến nay, tỉnh đã giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng cho hộ dân và các đơn vị với diện tích 3.834 ha, chính nhờ chủ trương này khi áp dụng mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ, mà gia đình ông Ngô Oanh Rương, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thả nuôi thành công trên diện tích đất rừng 150 đến 200m2 khi dùng lưới bao quanh và thả nuôi 20kg con giống ốc len. Sau bốn tháng, khi ốc len sinh sản lứa ốc len con, ông thu hoạch những con ốc lớn đem bán, với sản lượng từ 25 đến 30kg. Giá ốc len được các thương lái thu mua từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg, mang lại cho gia đình hơn 10 triệu đồng/vụ thu hoạch.
Việc áp dụng mô hình nuôi ốc len sinh thái dưới tán rừng phòng hộ đã mang lại lợi ích kép: vừa giải quyết công ăn việc làm và xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, ổn định cuộc sống cho các hộ dân nghèo ở khu vực tái định cư; vừa góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, mô hình này được nhân rộng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng bảo vệ môi trường ở các tỉnh ven biển có rừng ngập mặn.
Related news

20 - 25 tấn rau sạch được cung ứng cho thị trường mỗi ngày là kết quả sản xuất của 29 hộ thuộc Tổ sản xuất rau an toàn Láng Cát. Hiện nay, Tổ sản xuất rau an toàn Láng Cát đang triển khai nhiều biện pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho mình.

Sau dịch hại chổi rồng trên cây nhãn tiêu da bò, nông dân huyện Châu Thành (Đồng Tháp) lựa chọn nhiều loại cây ăn trái khác để chuyển đổi canh tác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với mức lợi nhuận trên 800 triệu đồng/ha, sầu riêng là loại cây trồng đang hấp dẫn nhà vườn.

Dù chỉ phát triển khoảng 10 năm trở lại đây nhưng mãng cầu Xiêm đã trở thành 1 trong 3 cây trồng chủ lực ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Cùng với phát triển nhanh về diện tích, cây mãng cầu Xiêm đang đối mặt với nhiều thách thức cần có giải pháp để phát triển bền vững.

Ông Ngô Văn Khỏi, nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) ngờ ngàng trước việc 1 cây dừa trong đất rẫy của mình có hình thù rồng bay phượng múa...

Chuối mọc nhiều ở miệt đồng mặn phèn chua Cà Mau. Trước kia chuối được người dân trồng rải rác khắp nơi nhưng những năm gần đây, nhiều hộ mở rộng diện tích, trở thành vùng chuối tập trung, giúp cho nhiều nông hộ có thêm nguồn thu, xóa đói, giảm nghèo.