Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Trồng Màu

Làm Giàu Nhờ Trồng Màu
Publish date: Thursday. August 28th, 2014

Không chỉ coi trồng lúa là nguồn thu nhập chính mà nhiều hộ nông dân trà vinh còn có thu nhập từ việc trồng màu. Cây màu cũng đã giúp nhiều hộ thoát nghèo đi lên làm giàu.

Chủ trương chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn là phù hợp với mong đợi của nông dân. Thế nhưng chuyển đổi thế nào vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn.

Tỉnh Trà Vinh có hơn 90.000 ha đất trồng lúa, diện tích gieo trồng lúa cả năm 2013 là 235.503 ha, cho sản lượng 1,275 triệu tấn, vượt kế hoạch 11.540 tấn.

Xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang có một nửa diện tích là vùng đất cao nhiều cát, sản xuất lúa chỉ được một vụ bấp bênh, năng suất khó vượt ngưỡng năm tấn/ha. Hơn 10 năm trước, hầu hết đời sống của nông dân vùng này gặp khó khăn nghèo, đói.

Theo hướng dẫn của Nhà nước, của các hội khuyến nông, anh Thạch Sư ở ấp Huyền Ðức trồng thử nghiệm ba công (3.000 m2) bắp lai và hai công đậu phộng (lạc) dưới chân đất ruộng. Năm đó, trúng mùa, trúng giá, thu nhập từ một công màu bằng 10 lần trồng lúa.

Chỉ sau một vụ màu, anh Thạch Sư thoát khỏi cảnh nông dân nghèo. Cũng nhờ trồng màu, người nông dân này trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

Cầu Kè là huyện có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, thế mạnh cho sản xuất lúa và các vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả. Hộ ông Thạch Da ở ấp 3, xã Phong Phú, huyện Cầu Kè có 18 công đất, trồng được ba vụ lúa năng suất cao. Nhưng, 5 năm qua ông Thạch Da dành riêng ba công đất lên liếp để trồng màu.

Ông Da nói: tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trồng màu cho nên chọn cây bí đỏ và dưa hấu tương đối dễ trồng để luân phiên trồng. Cây bí đỏ dễ trồng hơn cho nên được khoảng hai tấn/công, bán được 5.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi tám triệu đồng. Tính ra chỉ trồng ba công bí đỏ mà thu lãi bằng 15 công ruộng cùng thời điểm.

Ham thì ham lắm, nhưng trồng màu tốn rất nhiều công sức, hai vợ chồng lo cho ba công màu mà gần như ở suốt ngoài rẫy, không thể trồng nhiều hơn được nữa. Vợ chồng anh Thạch Chang ở ấp Kinh Xáng, xã Phong Phú trồng màu có bài bản hơn, có mối lái bao tiêu sản phẩm đàng hoàng.

Chị Chang nói, vợ chồng tôi chỉ lên liếp hai công đất ruộng để trồng màu. Mùa nào, trồng loại màu gì cũng qua thương lái đặt hàng theo nhu cầu thị trường. Như vụ dưa gang hè thu vừa qua, khi thương lái đặt trồng, hứa bao tiêu với giá 2.500 đồng/kg, nhưng đến khi thu hoạch thì họ kèo giá xuống chỉ còn 2.300 đồng/kg; nhưng nhờ trúng mùa chỉ hai công mà thu hơn 10 tấn quả, trừ chi phí cũng còn lãi 20 triệu đồng.

Trưởng phòng Kế hoạch Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, nông dân đều biết trồng màu mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần trồng lúa. Nhưng diện tích cây màu hằng năm của tỉnh cũng chỉ dừng lại khoảng 50.000 ha; năm tăng, năm giảm vì giá cả, vì nhu cầu thị trường.

Ngày 9-6-2014, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 928/QÐ-UBND Về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của tỉnh Trà Vinh năm 2014 - 2015.

Theo đó, tỉnh Trà Vinh sẽ thực hiện chuyển đổi 9.000 ha diện tích gieo trồng lúa trong số 235.503 ha gieo trồng lúa của năm 2013 sang các loại cây trồng hằng năm khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể chuyển 1.950 ha sang trồng bắp, 640 ha sang trồng đậu phộng, 3.334 ha sang trồng rau các loại và cây hoa, 550 ha sang trồng cây thức ăn chăn nuôi, 826 ha sang trồng các loại cây khác và 1.700 ha kết hợp nuôi thủy sản.

Với mục tiêu phải bảo đảm giá trị sản xuất bình quân/ha đất thực hiện chuyển đổi đạt từ 120 triệu đồng/năm trở lên. Tăng mức thu nhập bình quân hộ gia đình tham gia thực hiện chuyển đổi trên cùng diện tích tăng 1,3 lần so với trước.

Trưởng phòng Nghiệp vụ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, chính sách hỗ trợ chuyển đổi theo Quyết định số 580/QÐ-TTg ngày 22-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long là quá thấp, lại quá nhiêu khê trong khâu thủ tục.

Thực hiện có đạt mục tiêu chuyển hay không phụ thuộc lớn vào mức hỗ trợ của Nhà nước, mà quan trọng hơn là phải tạo được đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản này.

Câu chuyện đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp của nông dân hiện nay vẫn luôn là thách thức lớn. Ngay cả các mặt hàng chủ lực như lúa gạo, cá tra, mía đường... cũng chưa giải quyết được.

Chỉ riêng ba vụ lúa trong năm, năm nào cũng vậy, ít nhất có một, hai vụ, lúa chín, nông dân tìm không ra thương lái, hoặc phải bán dưới mức giá thành, rồi Nhà nước phải hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp để thu mua tạm trữ lúa gạo cho nông dân. Nhiều năm qua, tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú của tỉnh Trà Vinh, nông dân sống ở các vùng đất nhiều cát xem cây đậu phộng là cây chủ lực trong cơ cấu cây màu của mình.

Chính cây đậu phộng đã giúp nhiều hộ gia đình xóa đói, giảm nghèo và làm giàu; diện tích trồng đậu phộng từ vài trăm ha đã tăng lên 3.000 - 5.000 ha mỗi vụ. Nhưng hai năm qua, đến mùa thu hoạch, đậu rớt giá, người dân không còn thấy thương lái đi đặt cọc mua hàng tươi như trước.

Người dân phải bỏ thêm công sức phơi khô dự trữ đến hai, ba tháng sau mới bán được với giá thấp nhưng buộc phải bán và hai, ba tháng sau nữa mới nhận được tiền.

Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác hiệu quả cao hơn là chủ trương luôn đúng.

Tuy nhiên để việc chuyển đổi mang lại hiệu quả, tăng thu nhập như mong muốn không còn là việc làm đơn lẻ của người nông dân mà cần có sự điều hành đồng bộ của các cấp, các ngành, sao cho sản phẩm của nông dân làm ra tiêu thụ được, tiêu thụ hết với mức giá chấp nhận được và có lợi nhiều hơn trồng lúa. Ðây là điều được nông dân cần và mong đợi nhiều hơn việc nhận hỗ trợ của Nhà nước với các thủ tục quá phức tạp.


Related news

Cho Vay Nông Nghiệp Cuộc Đua Mới Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cho Vay Nông Nghiệp Cuộc Đua Mới Của Các Ngân Hàng Thương Mại

Cho vay nông nghiệp nông thôn hiện là cuộc chạy đua mới của các ngân hàng thương mại. Sự chuyển hướng này không chỉ làm theo định hướng chính sách, mà chính tình trạng nghẽn đầu ra cho tín dụng buộc các ngân hàng phải tự khơi thông dòng chảy mới cho các khoản vay.

Friday. July 25th, 2014
Canh Cánh Lo Tôm Canh Cánh Lo Tôm "Dính" Oxytetracyline

Nỗi lo dư lượng Oxytetracyline thể hiện khá rõ ở thị trường Nhật Bản. Trong quý 1 năm nay, XK tôm sang Nhật Bản tăng trưởng rất ấn tượng. Trong tháng 1, kim ngạch XK tôm sang Nhật Bản tăng tới 64% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 2 tăng 67%, tháng 3 tăng 1,2%. Tính ra, trong cả quý 1, kim ngạch XK tôm tăng 33%.

Tuesday. August 5th, 2014
Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Thân Thiện Với Môi Trường Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Thân Thiện Với Môi Trường

Theo kết quả điều tra của các ngành chức năng trong khi xây dựng quy hoạch BVMT tỉnh đến năm 2020 cho thấy, cùng với quá trình tăng trưởng sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta cũng đã bộc lộ những mặt trái tác động tiêu cực đến môi trường, làm gia tăng tác động xấu của biến đổi khí hậu.

Friday. July 25th, 2014
Phát Hiện Heo Bệnh Lọt Qua Nhiều Phát Hiện Heo Bệnh Lọt Qua Nhiều "Cửa" Kiểm Dịch

Theo đó, ngày 9/7/2014 cơ sở giết mổ (CSGM) Hoàng Phúc (xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, Long An) tiếp nhận 2 xe vận chuyển heo mang biển số 36C-30436 và 36C-01729 xuất phát từ khu tập trung lợn tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đưa vào cơ sở để giết mổ, kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (GCNKD) số 004613/CN-KDĐVNT và 004625/CN-KDĐVNT cấp ngày 6/7/2014 và 7/7/2014 của Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình. Tổng số heo của 2 xe là 336 con.

Tuesday. August 5th, 2014
Thanh Long Xuất Khẩu Vào Thị Trường Khó Tính Còn Ít Thanh Long Xuất Khẩu Vào Thị Trường Khó Tính Còn Ít

Theo Vinafruit, để đa dạng thị trường, có thêm thị trường mới, điều bắt buộc là trái thanh long phải xử lý được sâu đục trái. Vì thế, người trồng thanh long kỳ vọng một khi Việt Nam có thể kiểm soát được ruồi đục trái nhờ biện phát chiếu xạ sẽ giúp trái thanh long sẽ có mặt ở những thị trường mới, số lượng XK cũng lớn hơn.

Tuesday. August 5th, 2014