Lâm Đồng cầu cứu Hiệp hội chè Việt Nam
Công văn của tỉnh nêu rõ thời gian qua, ngành chè Lâm Đồng nói riêng, Việt Nam nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu do một số quốc gia, vùng lãnh thổ đang áp dụng biện pháp “hàng rào kỹ thuật” để bảo vệ ngành chè trong nước họ.
Năm 2014, khi phía Đài Loan (Trung Quốc) bất ngờ đưa ra tiêu chuẩn về hoạt chất fiponil trên chè ô long chỉ ở mức 0,002ppm (dường như bằng 0) thì mới được phép xuất khẩu, đã khiến ngành chè trong nước gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khi đó, tiêu chuẩn này cao gấp nhiều lần mức chung của thị trường châu Âu và các thị trường khác (0,005ppm).
Ngành chè Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.
Một số doanh nghiệp kinh doanh chè ở Lâm Đồng cho rằng việc các doanh nghiệp Đài Loan áp dụng hàng rào kỹ thuật khắt khe như vậy chỉ nhằm mục đích để hạn chế nhập chè của Việt Nam, ưu tiên ngành trà trong quốc gia của họ.
Bên cạnh đó, việc Đài Loan tiến hành nhập chè của Trung Quốc đại lục đã khiến sản lượng lượng chè của Lâm Đồng xuất khẩu sang Đài Loan ngày càng giảm sút.
Chỉ tính riêng tại tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có hơn 2.000 tấn chè ô long thương phẩm đang bị tồn kho.
Nhiều hộ trồng chè ở nơi đây cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra, do nhiều công ty, doanh nghiệp thu mua hạn chế hoặc dừng thu mua.
Do vậy, để cứu lấy ngành chè, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm chè.
Lâm Đồng hiện có vùng nguyên liệu chè lớn nhất nước với diện tích sản xuất ổn định trên 22 ngàn ha, sản lượng chè búp tươi năm 2014 đạt 230 ngàn tấn.
Trong đó, diện tích chè chất lượng cao là gần 6.000ha, phân bổ tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện Bảo Lâm, TP Bảo Lộc và huyện Di Linh.
Related news
Tháng 3/2013, Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Chiêm Hóa triển khai mô hình nuôi xen canh cá - lúa tại thôn Làng Tạc, Làng Non (xã Yên Nguyên).
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cây trồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế đã góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Nhiều mô hình, cách làm mới đã được triển khai. Việc trồng bí áp dụng công nhệ làm giàn leo, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho người trồng bí.
Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.
Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.
Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.