Làm Ăn Lớn Từ Vốn Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân
Với 200 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) T.Ư Hội đầu tư, các hộ trồng thanh long ruột đỏ xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã có thêm nguồn lực để sản xuất hàng hóa.
Dự án Trồng thanh long ruột đỏ do T.Ư Hội NDVN phối hợp với Hội nông dân (ND) Ninh Bình thực hiện ở xã Yên Lộc. 11 hộ được vay (mỗi hộ 10 – 20 triệu đồng), trong 36 tháng, lãi suất 0,65%.
Làm giàu không còn là xa vời
Là người đầu tiên trong xã trồng thanh long ruột đỏ, ông Nguyễn Xuân Lai, xóm 7, chia sẻ: “Tôi là thương binh 2/4. Gia đình tôi có 6 sào đất vườn, chủ yếu trồng màu. Trồng thanh long ruột đỏ không giàu nhanh như trồng màu, nhưng cho thu nhập ổn định.
Tôi đã trồng 80 trụ loại thanh long này được hơn 3 năm, thấy thu nhập khá, tôi định chuyển hết diện tích trồng màu sang trồng thanh long ruột đỏ, nhưng ngặt nỗi lại thiếu vốn. Được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng, tôi đầu tư 100 trụ thanh long ruột đỏ”.
Cách nhà ông Lai không xa là vườn thanh long của ông Nguyễn Văn Thanh. Ông Thanh chia sẻ: “Bà nhà tôi mất đã nhiều năm nay, một mình tôi làm 6 sào vườn màu nuôi 4 đứa con. Làm màu có thu nhập nhưng vất vả. Ở tuổi lục tuần này, tôi thấy mình không còn đủ sức khỏe để làm màu mãi.
Đang loay hoay tìm hướng đi mới thì Hội ND xã khuyến khích trồng thanh long ruột đỏ. Được tập huấn kỹ thuật lại được vay vốn Quỹ HTND, tôi tin làm giàu từ thanh long ruột đỏ không phải chuyện xa vời”. Hiện, thanh long còn nhỏ, ông Thanh trồng xen rau màu để lấy ngắn nuôi dài.
Theo ông Lai, để có 1 trụ thanh long cần đầu tư 200.000 đồng. Trồng 1 năm, thanh long cho quả, thu nhiều đợt trong năm, đến năm thứ 3 năng suất tăng gấp 3 lần năm thứ nhất và bắt đầu ổn định với 20 – 30kg/trụ. Với giá thanh long trên thị trường hiện nay từ 30.000 – 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông thu 1-1,2 triệu đồng/trụ. Ngoài ra, từ năm thứ 3 có thể cắt cành bán giống với giá 10.000 – 15.000 đồng/cành.
Giám sát chặt việc sử dụng vốn
Anh Mai Văn Dũng – Chủ tịch Hội ND xã Yên Lộc cho biết: “Trước khi giao vốn, các hộ ND được tập huấn kỹ thuật trồng thanh long. Năm nào, Hội ND xã phối hợp với Hội ND huyện Kim Sơn và Phòng Nông nghiệp huyện mở 2-3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tập huấn kỹ thuật làm trụ, trồng, chăm sóc thanh long đúng kỹ thuật”.
"Được tập huấn kỹ thuật, được vay vốn Quỹ HTND, tôi tin chuyện làm giàu từ thanh long ruột đỏ không phải xa vời”.
Ông Nguyễn Văn Thanh
Ông Mai Văn Dũng thông tin thêm: Ngay sau khi nhận được nguồn vốn ủy thác của T.Ư, Hội ND xã tiến hành bình xét công khai, ưu tiên những hộ thực sự cần vốn, có hoàn cảnh khó khăn, chí thú làm ăn để hỗ trợ. Đồng thời, Hội ND xã thành lập Ban điều hành Quỹ HTND, giám sát việc giải ngân cho các hộ ND, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích.
Ông Phạm Tuấn Dũng – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Kim Sơn nhận xét: Nguồn vốn Quỹ HTND không chỉ giúp ND tiếp cận, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, mà còn tận dụng tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.
“Từ thành công của 11 hộ vay, đến nay toàn xã có thêm 70 hộ trồng thanh long ruột đỏ. Thời gian tới, Hội ND xã sẽ thành lập CLB Trồng thanh long ruột đỏ để giúp ND làm giàu”- ông Phạm Tuấn Dũng thông tin.
Related news
Năm 2013, Mexico nhập gạo từ 6 quốc gia chủ yếu là Hoa Kỳ, Uruguay, Pakistan, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan. Riêng 5 tháng đầu năm, Mexico nhập từ Việt Nam khoảng 15.000 tấn.
Chiều ngày 05/6/2014, tại huyện Duyên Hải, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh phối hợp với Viện Hải dương học, Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo UBND huyện Duyên Hải, huyện Châu Thành và đại diện các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi nghêu ở các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh”.
Nằm trong chương trình “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”, Sở Công thương Đà Nẵng vừa tổ chức hội nghị “kết nối cung- cầu sản phẩm của doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng” với sự tham dự của các hiệp doanh doanh nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) đã có trên 67 ha mì (sắn) bị bệnh rệp sáp bột hồng, tập trung ở các xã Khuê Ngọc Điền, Hòa Sơn và thị trấn Krông Kmar.
Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Quang Húc cho biết, đời sống của hơn 4.000 người dân nơi đây vẫn chủ yếu dựa vào SXNN. Tuy nhiên, trồng lúa chỉ giúp dân chủ động lương thực, chứ để làm giàu có thì rất khó. Sông Bứa chạy qua xã Quang Húc có độ dài khoảng 3 km, nguồn nước tương đối sạch.