Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lại Nói Về Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống

Lại Nói Về Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống
Publish date: Thursday. April 12th, 2012

Quản lý tôm giống - yếu tố then chốt quyết định thành bại của mọi thành phần tham gia trong quy trình sản xuất tôm - đang có nhiều bất cập. Thông tin từ các Sở NN và PTNT cho thấy, từ đầu năm đến nay, tình hình bệnh trên tôm nuôi đang diễn ra rất phức tạp, tôm bị chết nhiều và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Năm 2011, dịch bệnh đã “tàn phá” hơn 82.000 ha nuôi tôm, gây thiệt hại lớn cho cả người nuôi lẫn DN chế biến. Trên thực tế, đã xác định được một số nguyên nhân làm cho tôm nuôi bị chết, trong đó có chất lượng tôm giống thả nuôi không đạt yêu cầu. Qua đó cho thấy, vai trò không thể phủ nhận của con giống trong việc quyết định đến sự thành bại của nghề nuôi tôm và đã đến lúc vấn đề chất lượng giống cũng như công tác quản lý giống tôm nuôi cần được nhìn nhận một cách đúng mực.

Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 656.426 ha nuôi tôm, trong đó 623.377 ha nuôi tôm sú và 33.049 ha nuôi tôm chân trắng. Tôm chân trắng mới được chính thức cho phép nuôi vài năm trở lại đây và nhiều địa phương đang có xu hướng đẩy mạnh nuôi tôm chân trắng, kéo theo nhu cầu đối với giống tôm chân trắng cũng tăng cao. Tuy nhiên, chất lượng tôm giống và khâu quản lý con giống đang cho thấy nhiều bất cập.

Hiện nay, nguồn cung tôm chân trắng bố mẹ đang phụ thuộc hoàn toàn vào NK, với các nguồn NK chủ yếu từ Thái Lan, Xingapo, Inđônêxia và Mỹ. Theo số liệu về tình hình cấp phép NK tôm chân trắng bố mẹ của Tổng cục Thủy sản, năm 2011 Tổng cục đã cấp phép NK 385.437 tôm chân trắng bố mẹ, trong đó 38% được cấp phép NK từ Thái Lan, 31,5% từ Xingapo, 11,3% từ Mỹ, 8,2% từ Inđônêxia và 11% từ các nguồn khác. Như vậy, NK từ Thái Lan và Xingapo chiếm tới 70% tổng NK tôm chân trắng bố mẹ trong năm 2011. Trong khi đó lại chưa có bất cứ cơ sở đánh giá nào về chất lượng nguồn cung, hỗ trợ cho việc lựa chọn nguồn tôm giống bố mẹ một cách tốt nhất (cả về giá và chất lượng con giống). Một DN sản xuất tôm giống hàng đầu ở Việt Nam cho biết, họ cũng chỉ dựa vào uy tín của bạn hàng và căn cứ trên tỷ lệ sống (sau khi về tới Việt Nam) và tỷ lệ sinh sản cao để lựa chọn nguồn cung cấp tôm bố mẹ.

Với số lượng tôm bố mẹ NK như vậy, theo tính toán, lượng PL12 tối đa có thể sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ này ước đạt 18 tỷ con. Cũng trong năm qua, cả nước có 33.049 ha nuôi tôm chân trắng, nếu với mật độ thả giống trung bình 100 con/m2 thì số lượng PL cần có khoảng 33 tỷ. Như vậy, ngoài 18 tỷ PL được sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ NK, không ai có thể nói chắc chắn về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của hơn 15 tỷ PL còn lại đã được thả nuôi. Và nếu ngay từ khâu thả giống cũng chỉ có khoảng hơn 50% lượng giống thả là có chất lượng thì làm sao có thể đảm bảo nuôi thành công và tránh được rủi ro dịch bệnh???

Xác định con giống là yếu tố quyết định sự thành bại trong việc nuôi tôm, đã có DN bỏ vốn lớn đầu tư vào sản xuất tôm giống phục vụ vùng nuôi của chính DN nhằm đáp ứng nhu cầu tôm nguyên liệu cho chế biến. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng đủ lực để thực hiện và đa số DN hiện nay vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tôm nguyên liệu từ các hộ nuôi riêng biệt.

Đồng thời, thực tế cho thấy các DN chế biến - khâu cuối trong quy trình sản xuất tôm - đang phải chịu nhiều tổn thất chính từ yếu tố đầu vào là con giống. Năm qua, nhiều DN XK sang Nhật Bản lao đao vì tôm nhiễm kháng sinh cấm do người nuôi tôm đã sử dụng chúng trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, với thực trạng tôm giống như hiện nay (chất lượng tốt, xấu pha trộn, không rõ xuất xứ, tỷ lệ cận huyết cao...) dẫn tới khả năng nhiễm bệnh cao thì khả năng sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm là điều khó tránh khỏi!

Trước thực trạng tôm chết hàng loạt như trong năm 2011 và trong vụ nuôi đầu năm nay, thiết nghĩ cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá lại chất lượng nguồn tôm giống bố mẹ; theo dõi, giám sát và thống kê việc NK tôm giống bố mẹ (tỷ lệ hao hụt sau khi về tới Việt Nam, lượng tôm đã nhập...); kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở sản xuất giống, tạo cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc tôm giống, đảm bảo người nuôi có được nguồn giống tốt với giá thích hợp.

Nếu tôm giống được kiểm soát và truy xuất nguồn gốc dễ dàng, chắc chắn nhiều vấn đề mà ngành tôm đang phải đối mặt sẽ được tháo gỡ và theo đó, nghề nuôi tôm sẽ có thêm những cơ hội phát triển bền vững.

Related news

Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm: Nguyên Nhân Từ Nhiều Phía Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm: Nguyên Nhân Từ Nhiều Phía

Tính đến nay, cả nước đã có 11 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch cúm gia cầm. Những ngày qua, các cơ quan chức năng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp để bàn biện pháp ngăn chặn dịch. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm “đến hẹn lại lên” không chỉ xuất phát từ phía người chăn nuôi, mà còn có nguyên nhân từ ý thức của người tiêu dùng, năng lực phòng chống dịch của các cơ quan chức năng.

Wednesday. February 22nd, 2012
Thành Công Nhờ Hiểu Ếch Thành Công Nhờ Hiểu Ếch

Đến thôn Yên Đào, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá), hỏi trang trại nuôi ếch của ông Lê Văn Dũng (53 tuổi), ai cũng biết. Trang trại này là nơi cung cấp ếch thương phẩm và con giống cho các trại nuôi trong xã và các huyện lân cận.

Saturday. August 13th, 2011
Việt Nam – Hà Lan Hợp Tác Phát Triển Chăn Nuôi Việt Nam – Hà Lan Hợp Tác Phát Triển Chăn Nuôi

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”

Thursday. March 31st, 2011
Đồng Ý Xuất Khẩu 100 - 150 Nghìn Tấn Đường Đồng Ý Xuất Khẩu 100 - 150 Nghìn Tấn Đường

Bộ NN-PTNT vừa đồng ý với kiến nghị xuất khẩu đường của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Tuy nhiên, theo công văn gửi Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT chỉ đồng ý cho xuất khẩu 100 - 150 nghìn tấn so với đề xuất 250 nghìn tấn của Hiệp hội.

Wednesday. February 22nd, 2012
Hành Tây Giá Rẻ Mạt Hành Tây Giá Rẻ Mạt

Vụ đông xuân năm 2011, bà con nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) trồng trên 450 ha hành tây giống 320 của Nhật Bản và giống hành P/S của Mỹ.

Thursday. February 23rd, 2012