Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá ổn định nhưng người trồng khóm không vui

Giá ổn định nhưng người trồng khóm không vui
Publish date: Saturday. July 4th, 2015

Vợ chồng chị Phan Thị Nhung ở xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa), đến khu vực Đồng Dinh thu hoạch khóm. Sau khi treo những bao tải khóm vào dây cáp thả ròng rọc xuống chân đồi, hai vợ chồng chị phân khóm ra từng loại rồi cho vào bao tải để bán. Chị Nhung cho hay: Năm nay, khóm trái nhỏ nên phải chịu khó phân loại, nếu bán sa cạ thì thương lái không mua. Loại khóm bằng cổ chân, chúng tôi bán cho mấy người hàng xén về bán lẻ lại giá 2.000 đồng/kg; loại khóm bằng lon sữa bò gọt bán cho người đi đường giá 5.000 đồng/kg; còn loại cân nặng 1 trái/kg trở lên thì giá 10.000 đồng/kg. Rẫy khóm của gia đình tôi rộng 5ha, trung bình hàng năm thu trên 50 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi 30 triệu đồng/ha. Hai năm nay, do khóm bệnh, lại gặp nắng hạn kéo dài nên khóm trái nhỏ chiếm đa số, bán chỉ lãi 20 triệu đồng/ha.

Cạnh đó, ông Lê Hồng Ngọc ở thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa) có rẫy khóm tại Đồng Dinh rộng 8ha, nói: “Người trồng khóm lâu nay rất thong thả vì giá cả ổn định, năm nào gia đình tôi cũng lãi trên 300 triệu đồng. Nay khóm bị bệnh héo đỏ lá, gom lại chỉ còn lãi 100 triệu đồng. Trong khi đó, đây là thu nhập chính của cả bốn gia đình gồm vợ chồng tôi và ba đứa con có gia đình riêng cùng làm chung rẫy khóm này”.

Năm rồi, tại vùng trồng khóm Đồng Dinh có trên 300ha bị bệnh héo đỏ lá. Theo tính toán của nhiều nông dân, bệnh héo đỏ lá và thời tiết nắng hạn kéo dài khiến năng suất khóm giảm nên người trồng chỉ lãi 10 đến 15 triệu đồng/ha, thấp hơn các năm trước. Theo kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên trong tháng 5 vừa qua, rệp sáp gây hại 12ha, tỉ lệ hại 8% cây; bệnh héo đỏ gây hại diện tích 15ha, tỉ lệ hại 6% cây. Như vậy, đây là năm thứ hai bệnh héo đỏ lá tiếp tục “đeo bám” vùng trồng khóm Đồng Dinh.

Ông Nguyễn Tấn Thơ, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa, cho biết: Khóm thích hợp trồng trên khu vực đồi dốc, rất dễ sống, phát triển tốt trong điều kiện thời tiết nắng hạn. Thông thường trồng một lần khóm “ăn” lứa khóm tơ, còn “ăn” tiếp theo lứa khóm gốc ít nhất cũng 5 năm. Tuy nhiên hai năm nay, nắng hạn kéo dài, đất trồng khóm khô khốc kéo theo khóm bị bệnh nên cây mau xuống sức, thời gian “ăn” lứa khóm gốc chỉ còn 3 đến 4 năm. Người trồng khóm phải bỏ tiền công đầu tư trồng mới.


Related news

Cần thay đổi mô hình nuôi tôm biển Cần thay đổi mô hình nuôi tôm biển

Nhiều ao nuôi đã được xử lý nước, chạy quạt nhưng chủ ao vẫn chưa dám thả nuôi. (ảnh chụp tại ấp An Khương B, xã An Điền, huyện Thạnh Phú)

Saturday. September 5th, 2015
Nuôi tôm hùm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro Nuôi tôm hùm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.

Saturday. September 5th, 2015
Khai thác thủy sản Khánh Hòa thuận lợi Khai thác thủy sản Khánh Hòa thuận lợi

Thời gian qua, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Saturday. September 5th, 2015
Ra mắt mô hình nuôi cá điêu hồng Ra mắt mô hình nuôi cá điêu hồng

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành tổ chức Lễ ra mắt mô hình tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú.

Saturday. September 5th, 2015
Tôm càng xanh bén duyên với vùng đất Nhị Mỹ Tôm càng xanh bén duyên với vùng đất Nhị Mỹ

Hơn 10 năm qua, khi người dân thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) theo hướng thâm canh trên đất lúa ở xã Nhị Mỹ, mô hình đã tạo “cú hích” cho quá trình phát triển kinh tế vùng đất này.

Saturday. September 5th, 2015