Lai Châu Điểm Đầu Tiên Sản Xuất Giống Cá Tầm Siberi
Từ năm 2013 – 2014, Công ty Cổ phần Thuỷ điện Chu Va ở bản Chu Va 12, xã Sơn Bình (huyện Tam Đường, Lai Châu) đã sản xuất thành công giống cá tầm Siberi. Đây là điểm đầu tiên sản xuất giống cá tầm Siberi thuần chủng trên địa bàn tỉnh.
Ngày đầu tận dụng dòng suối Nậm Dê ở bản Chu Va 12 nuôi thả cá nước lạnh, (năm 2009) Công ty khó khăn trong việc mua giống cá tầm. Mỗi năm, Công ty nuôi thả từ 3 - 5 vạn cá tầm nhưng phải nhập giống từ nước ngoài chuyển về.
Giống cá tầm nhập ngoại tỷ lệ sống thấp (chỉ đạt 40%) do cá bột chưa quen với môi trường, khí hậu, nguồn nước, sức đề kháng kém. Nhiều lứa cá tầm, Công ty nuôi hơn 3 tháng vẫn chết do không thích nghi được với môi trường mới. Để chủ động giống, lãnh đạo Công ty đã đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I (Hà Nội) tìm hiểu kỹ thuật ươm cá bột.
Tháng 8/2013, Viện đã chuyển giao KHKT cho 3 kỹ sư thuỷ sản của Công ty cho cá đẻ, thụ tinh nhân tạo, ấp trứng và ươm thành công một vạn cá bột. Nói thì dễ nhưng làm thì khó bởi việc sản xuất giống cá tầm đòi hỏi khâu kỹ thuật cao. Cá bố, mẹ phải có tuyến sinh dục phát triển đến giai đoạn IV, (8 năm trở lên) nặng từ 10 - 12kg; hệ thống thiết bị trại ươm giống phải đồng bộ, đủ nhiệt độ và ánh sáng…
Ngay sau khi ươm thành công lứa cá bột đầu tiên, năm 2014, Công ty tiếp tục mở rộng thêm 50 bể ươm giống cá tầm; vỗ thành thục hơn 100 cá tầm Siberi bố, mẹ có thể sinh sản trong 1 - 2 năm tới. Kỹ sư thuỷ sản của Công ty thường xuyên thay nước bể, kiểm tra sự phát triển của cá bố mẹ, nâng tỷ lệ rụng trứng sau khi tiêm kích dục tố. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, năm qua, Công ty đã ươm thành công 4 lứa cá bột với hơn 20 vạn con.
Việc ươm giống cá thành công của Công ty đánh dấu một bước tiến mới cho nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh. Chủ nuôi cá tầm không phụ thuộc vào việc nhập giống cá từ nước ngoài, tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển, kiểm soát chất lượng con giống.
Anh Đào Văn Phú - Kỹ sư Thuỷ sản Công ty Cổ phần Thuỷ điện Chu Va tâm sự: “Theo được nghề nuôi cá tầm thương phẩm tôi thấy đã khó nhưng ươm được giống cá tầm còn khó gấp nhiều lần. Bởi cá tầm là loài hoang dã, thích nghi với thời tiết giá lạnh.
Nhất là thời kỳ sinh sản, tôi phải dùng điện hạ nhiệt độ bể xuống còn 50C qua đông nhân tạo cho cá bố, mẹ nuôi dưỡng trứng và tinh trùng; thường xuyên vệ sinh bể nuôi sạch sẽ, tháo nước ra, vào đầy đủ, thức ăn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó, tôi đã thành công trong việc ươm đủ giống cá tầm đáp ứng cho nhu cầu nuôi cá nước lạnh của Công ty”.
Thời gian qua, Công ty ươm cá bột để phục vụ cho việc nuôi cá tầm thươm phẩm. Dự kiến năm 2015, Công ty sẽ xuất bán từ 20 - 30 vạn cá bột. Đây là địa chỉ tin cậy nhằm hạ giá thành đầu vào đối với giống cá tầm, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận và áp dụng KHKT vào sản xuất cá tầm thươm phẩm theo hướng hàng hóa. Giống cá tầm ươm tại Công ty có ưu điểm phàm ăn, chóng lớn, thích nghi với môi trường, khí hậu của địa phương, tỷ lệ sống đạt 98%.
Hiện nay, Công ty đã đã chủ động vận hành hệ thống qua đông nhân tạo cho cá bố, mẹ trong thời gian dài. Nhiệt độ và chất lượng nước tại trại giống của Công ty phù hợp cho việc nuôi vỗ thành thục cá bố, mẹ, nâng tỷ lệ rụng trứng sau khi tiêm kích dục tố, thụ tinh, cá nở.
Một số cá nhân, doanh nghiệp ở các huyện: Phong Thổ, Tân Uyên, Tam Đường đã đặt mua từ 5 - 10 vạn giống cá tầm của Công ty để nuôi đại trà theo hướng hàng hoá. Anh Vũ Văn Cảnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Thuỷ điện Chu Va cho biết: “Năm 2014, Công ty đã xuất bán ra thị trường hơn 20 tấn cá tầm thương phẩm, thu nhập hơn 5 tỷ đồng (tăng 2 tỷ đồng so với năm trước).
Để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, Công ty đã ươm thành công giống, chủ động hơn trong việc nuôi thả cá tầm thương phẩm. Đặc biệt, trong nước đã sản xuất được thức ăn cho cá tầm, Công ty nhập với giá rẻ hơn so với trước đây nhập thức ăn cho cá tầm ở nước ngoài giá thành cao gấp 2 lần so với nhập trong nước. Thời gian tới, Công ty tiếp tục tạo mặt bằng, mở rộng diện tích bể nuôi thả cá tầm với quy mô lớn và sản xuất trứng xuất khẩu…”.
Related news
Chiều 30/6/2015, tại đầm tôm xóm Học Văn, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu - Nghệ An), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An và Trạm khuyến nông huyện Quỳnh Lưu tổ chức nghiệm thu mô hình hỗ trợ nuôi tôm theo quy trình VietGap năm 2015.
Hàng ngàn hộ dân tại Trà Vinh có thu nhập khá từ mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng, đồng thời rừng ngập mặn hồi sinh.
Tiền Giang được mệnh danh là một trong những trung tâm lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về sản xuất, cung ứng con giống thủy sản, đặc biệt là sinh sản giống nhân tạo.
Hiện nay, người nuôi cá tra phải đối diện với nhiều thách thức. Đặc biệt giá cá tra thương phẩm đang sụt giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ. Để giúp sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, tỉnh Đồng Tháp tích cực tìm những hướng đi cho ngành hàng chủ lực.
Mỹ là thị trường NK lớn nhất cua ghẹ của Việt Nam, chiếm gần 45% tổng giá trị XK. Trong 4 tháng đầu năm nay, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 12,6 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.