Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi 70 triệu đồng từ 1200m2 nuôi cá

Lãi 70 triệu đồng từ 1200m2 nuôi cá
Publish date: Sunday. October 11th, 2015

Chính vì vậy nghe thông tin nuôi cá lãi 70 triệu đồng/năm chỉ với 1.200m2, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.

Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long đã tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm nuôi cá của gia đình anh Vũ Văn Quãn, chủ mô hình nuôi cá nói trên, tại Khu phố Phú Tân, phường An Lộc, thị xã Bình Long mới thấy được cách anh làm, kinh nghiệm và kết quả đạt được là điều hiển nhiên.

Anh Quãn đã có một số kinh nghiệm nuôi cá từ ngoài Bắc, anh đến Bình Long được 2 năm nay.

Anh nuôi cá từ năm 2014, lúc đầu anh thả 50kg cá giống, tuy nhiên do chưa quen với vùng đất mới, chưa biết chỗ mua cá giống uy tín nên cá chết sạch không còn con nào

. Sau đó, anh tiếp tục thả thêm 80kg cá giống trong đó rô phi đơn tính chiếm 80% còn lại là cá chép, trắm cỏ, cá mè.

Sau gần một năm nuôi anh thu tổng cộng được 3,1 tấn cá các loại trong đó rô phi được khoảng 2 tấn, nhưng do giá rô phi rẻ nên lợi nhuận chỉ đạt hơn 2 chục triệu đồng.

Đầu năm 2015 anh thả 100kg cá giống với tỷ lệ: Cá chép 50kg (kích cỡ 100con/kg); cá trắm cỏ 30kg (kích cỡ 50 con/kg); cá rô phi 15kg; cá mè 5kg.

Giữa tháng 8 anh đánh tỉa cá trắm cỏ, rô phi được 1,4 tấn (cá trắm đạt trung bình 2,0 – 2,3kg/con) bán được 48 triệu đồng, dưới ao còn trên 2 tấn cá các loại trong đó chủ yếu là cá chép với trọng lượng trung bình 0,5 - 0,6 kg/con.

Tổng chi phí cho giống và thức ăn hết 70 triệu đồng, đến cuối năm anh đánh bắt toàn bộ, giá bán trung bình 50.000 đồng/kg thu được khoảng 100 triệu đồng.

Như vậy qua 2 lần thu trừ chi phí anh có lợi nhuận 70 triệu đồng.

Qua cuộc nói chuyện anh cho rằng nuôi cá rất dễ, “làm chơi ăn thật” song muốn nuôi đạt năng suất cao phải tùy thuộc từng vùng miền, kỹ thuật nuôi vẫn tuân thủ cơ bản theo quy trình nhưng cũng cần có kinh nghiệm riêng để giảm chi phí, tận dụng tối đa diện tích mặt nước nhằm tăng hiệu quả, đó là:

1. Xử lý ao nuôi thật kỹ, một năm nạo vét, phơi khô đáy ao một lần, dùng vôi, lân để khử trùng, tạo màu nước trong ao, chọn cá giống đảm bảo chất lượng, độ đồng đều cao, sạch bệnh, mua nơi có uy tín.

Kiểm soát tốt nguồn nước vào ao (anh chủ yếu dùng nước giếng khoan sau đó cho chảy qua các bao vôi để đảm bảo độ PH)

2. Nuôi với mật độ dày, nhất thiết phải dùng máy sục khí, đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế, tuyệt đối không dùng nước mưa ở các cống rãnh xung quanh cho chảy vào ao.

3. Cho ăn 2 lần/ngày với lượng 1,5 – 2% trọng lượng cá (đối với cá lớn); 6 - 7 lần/ngày với lượng 5% trọng lượng cá (đối với cá nhỏ), thức ăn chủ yếu là cỏ voi (cho cá trắm), cám tổng hợp Cargill (cho cá chép). Không sử dụng các loại cám tổng hợp có hàm lượng Potein dưới 30%.

4. Không dùng phân hữu cơ, u rê, thuốc kháng sinh để cho cá ăn và phòng trị bệnh trong suốt quá trình nuôi vì đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và gây bệnh cho cá.

Định kỳ 1 tháng 3 lần anh cho cá ăn tỏi để phòng trị bệnh nấm, đen đầu, đốm đỏ, lở loét; cây chó đẻ, cây cỏ mực để phòng trị bệnh đường ruột. Liều phòng bệnh: 0,2kg tỏi/10kg cám; liều trị bệnh: 0,5kg tỏi/100kg trọng lượng cá.

Tất cả tỏi, cây chó đẻ, cỏ mực anh xay nhuyễn rồi trộn vào cám để cho cá ăn (khi phòng, trị bệnh như vậy nên giảm bớt lượng cám để cá ăn hết).

5. Khi thấy cá nổi đầu, màu nước xanh đặc hơn bình thường thì tiến hành giảm lượng thức ăn, thay nước (thêm 1/3 lượng nước mới), khi nước bị váng vàng dùng vôi cục hòa tan để qua đêm rồi lấy phần nước vôi trong té khắp mặt ao (không sử dụng phần vôi lắng cặn).

6. Khi đánh bắt tỉa xong thì thả thêm cá giống, đồng thời trong ao luôn nuôi thêm 1% giống cá lóc (vì anh cho rằng đây là những con dọn vệ sinh cho ao để ao khỏi bị ô nhiễm, cá lóc sẽ ăn hết những con cá còi, yếu, cá bị bệnh, cá chết có trong ao, cá lóc nuôi thường chậm lớn hơn các cá khác nên không sợ chúng ăn các loại cá khác.

Một người cởi mở, dễ gần say mê với nghề, anh cho rằng cá rất dễ nuôi, đầu tư thấp, tốn ít công sức, cho thu nhập cao trên một đơn vị diện tích.

Cuối năm 2015 anh sẽ mở rộng thêm 3000m2 nữa và mong muốn kết hợp với tất cả các hộ khác hình thành vùng nuôi cá sạch để cung ứng ra thị trường và hẹn chúng tôi cứ 1 tháng tới thăm 2 lần để tận hưởng sản phẩm cá sạch do anh làm ra.

Có thể nói đây là một địa chỉ tin cậy hiệu quả để bà con trong vùng có nhu cầu học hỏi và áp dụng để tăng thu nhập cho gia đình.


Related news

Đàn Heo Của Tỉnh Tăng Hơn 1 Triệu Con Đàn Heo Của Tỉnh Tăng Hơn 1 Triệu Con

Tổng đàn heo thời gian qua tăng cao là vì giá heo hơn hai năm qua liên tục ở mức cao nên nhiều trang trại doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng tổng đàn. Hiện mỗi ngày người chăn nuôi Đồng Nai cung cấp cho thị trường gần 7 ngàn con heo thịt tương đương với 700 tấn thịt heo. Trong đó, khoảng 60-70% lượng heo thịt của Đồng Nai cung ứng cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Wednesday. February 25th, 2015
Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.

Wednesday. February 25th, 2015
Lo Lo "Tết" Cho... Trâu Bò

"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.

Wednesday. February 25th, 2015
Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê

Được biết, trước kia do giống dê thường có kích thước, trọng lượng nhỏ, nên mỗi lứa dê nái chỉ đẻ một con, chủ nuôi nào “mát tay” lắm thì mỗi lứa dê cái đẻ 2 con. Nhưng hiện nay do giống dê có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, nên số con đẻ trong một lứa cũng tăng lên, thường là 3con/lứa, có trường hợp 4 con/lứa.

Wednesday. February 25th, 2015
Ngân Hàng Dê Ngân Hàng Dê

Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.

Wednesday. February 25th, 2015